Chắc hẳn các bạn đều biết rằng, khi một người bị khởi tố hoặc truy tố do có liên quan đến một vụ án hình sự nào đó, lúc đó họ sẽ là bị can hoặc bị cáo và sẽ bị tạm giam đến khi có phán quyết của Tóa án. Khi đó có 2 hình thức phổ biến để giúp người đó tránh bị tạm giam và được tại ngoại đó là bảo lãnh và nộp tiền để tại ngoại. Trong bài viết này tôi sẽ phân tích 2 biện pháp đó theo quy định của pháp luật.
Phần tiêu đề và phần đầu của bài viết này, tôi đã sử dụng 2 cụm từ, đó là “bảo lãnh” và “nộp tiền để tại ngoại”, thực ra tôi viết như vậy vì đó là 2 cụm từ gần gũi và phổ biến, ai đọc cũng hiểu được ngay vấn đề. Còn trong quy định của pháp luật thì đó được gọi là 2 biện pháp ngăn chặn với tên gọi chính xác là “Bảo lĩnh” và “Đặt tiền để bảo đảm”.
Thực ra cũng không cần quan trọng lắm về tên gọi theo thuật ngữ pháp lý, bạn cứ gọi cách nào quen thuộc, chỉ cần hiểu nội dung quy định là được rồi. Còn trong bài viết này tôi sẽ dùng đúng thuật ngữ pháp lý theo quy định để dễ dàng trích dẫn luật hơn.
Về luật áp dụng: Tuy là Bộ luật tố tụng hình sự (TTHS) 2015 chỉ có hiệu lực từ 01/01/2018 nhưng vì quy định không khác biệt nhiều, lại rõ ràng hơn Bộ luật TTHS 2003 đang có hiệu lực, nên trong bài viết này tôi sử dụng các quy định của Bộ luật TTHS 2015 để phân tích.
- Có thể bạn quan tâm: Việc bắt người phạm tội như thế nào là đúng
Trước tiên là Biện pháp Bảo lĩnh, được quy định tại Điều 121 Bộ luật TTHS 2015, để cho dễ theo dõi hơn, tôi sẽ phân tích theo bảng dưới đây:
Bảo lĩnh
1. | Điều kiện bảo lĩnh | Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam.
Căn cứ vào:
|
2. | Người nhận bảo lĩnh và điều kiện của họ | Cơ quan tổ chức, với điều kiện:
Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh. |
Cá nhân, với điều kiện:
Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ cam đoan tại phần 3 dưới đây. Cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh. |
||
3. | Cam đoan | Bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
|
4. | Vi phạm cam đoan |
Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật. |
5. | Thẩm quyền |
|
6. | Thời hạn |
Không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật TTHS. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. |
Khi đọc những nội dung trên, bạn có thể thấy rằng phần được quan tâm nhất của quy định đó là điều kiện để một người được bảo lĩnh thì lại chưa có hướng dẫn chi tiết và cụ thể. Theo như quy định thì sẽ Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo. Nhưng tính chất, mức độ nguy hiểm như thế nào và nhân thân ra sao thì hoàn toàn do đánh giá của cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án.
Tất nhiên là sẽ có những tiêu chuẩn chung tương đối cho những điều kiện, đánh giá này (chẳng hạn phạm tội giết người với nhiều tình tiết tăng nặng thì chắc chắn không bao giờ được áp dụng bảo lĩnh). Tuy nhiên, Bộ luật hình sự quy định đến hàng trăm tội, hành vi rất đa dạng nên rõ ràng quy định này còn chung chung và có thể sẽ gây khó khăn cũng như tranh cãi khi áp dụng trên thực tế, trong khi việc quy định cụ thể lại không khó bởi vì ngay trong Bộ luật hình sự đã có những quy định rất rõ ràng về mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Vì vậy mong rằng trong tương lai sẽ có những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn.
Còn hiện tại để được bảo lĩnh, bạn sẽ cần phải thuyết phục cơ quan có thẩm quyền và đưa ra những chứng cứ, lập luận để chứng minh về điều kiện để được bảo lĩnh của bị can, bị cáo, chẳng hạn như hành vi phạm tội không gây nguy hại lớn cho xã hội, phạm tội lần đầu, ít nghiêm trọng, thành thật khai báo…
Đặt tiền để bảo đảm
Biện pháp Đặt tiền để bảo đảm được quy định tại Điều 122 Bộ luật TTHS 2015, đồng thời với Bộ luật TTHS 2015 thì hiện tại chưa có hướng dẫn cụ thể, nhưng Bộ luật TTHS 2003 đã có Thông tư hướng dẫn, đó là Thông tư 17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC Hướng dẫn về việc đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 và tất nhiên thông tư này đang còn hiệu lực nên tôi sẽ kết hợp quy định của Bộ luật TTHS 2015 và Thông tư 17 để phân tích. Khi nào có Thông tư khác thay thế thì sẽ cập nhật sau:
1. | Điều kiện đặt tiền |
Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Áp dụng khi:
Không thuộc một trong các trường hợp quy định dưới đây |
2 | Các trường hợp không được đặt tiền | Không áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
|
3. | Nguồn tiền đặt | Tiền được đặt để bảo đảm là tiền mặt Việt Nam đồng, bao gồm:
Không được đặt tiền thuộc một trong các trường hợp sau đây để bảo đảm:
|
4. | Mức tiền |
Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân bị can, bị cáo và khả năng tài chính của bị can, bị cáo hoặc của người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần (sau đây viết tắt là người đại diện hợp pháp), Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, nhưng không dưới: a) 20.000.000 đ (Hai mươi triệu đồng) đối với tội phạm ít nghiêm trọng; b) 80.000.000 đ (Tám mươi triệu đồng) đối với tội phạm nghiêm trọng; c) 200.000.000 đ (Hai trăm triệu đồng) đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
|
5. | Các trường hợp được giảm mức tiền | Đối với các trường hợp sau đây thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định mức tiền phải đặt để bảo đảm thấp hơn nhưng không dưới một phần hai (1/2) mức tương ứng ở phần 4 nêu trên:
|
6. | Người nhận đặt tiền và điều kiện của họ |
Khi làm giấy cam đoan, người này được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến bị can, bị cáo. |
7. | Cam đoan | Bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
|
8. | Vi phạm cam đoan | Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì bị tạm giam.
Số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. |
9. | Thẩm quyền |
|
10. | Thời hạn | Thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định tại Bộ luật này.
Thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì Viện kiểm sát, Tòa án có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền đã đặt. |
Nhờ có Thông tư 17 hướng dẫn mà bạn có thể thấy rằng điều kiện để đặt tiền được quy rõ ràng hơn điều kiện bảo lĩnh, Tuy rằng có một số nội dung có thể vẫn gây tranh cãi khi áp dụng, chẳng hạn như: Hành vi phạm tội gây dư luận xấu trong nhân dân. Nhưng dù sao quy định như vậy tôi cho rằng đã rất thuận lợi để áp dụng rồi. Mong rằng nếu có Thông tư mới, các quy định sẽ được hoàn thiện hơn nữa.
Các thủ tục để thực hiện việc đặt tiền, nếu quan tâm bạn có thể tham khảo thêm tại Thông tư 17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDT nhé, các văn bản này đều dễ dàng tra cứu trên mạng.
Nên lựa chọn biện pháp nào?
Hai biện pháp “bảo lĩnh” và “đặt tiền” đều giúp bị can, bị cáo có cơ hội được tại ngoại mà không bị tạm giam, bạn chỉ cần lựa chọn 1 trong 2 thôi, vậy bạn nên lựa chọn biện pháp nào?
Rất đơn giản thôi, mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm và bạn cần căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của bị can, bị cáo để quyết định nên chọn biện pháp nào. Bạn có thể tham khảo trong bảng dưới đây:
Biện pháp |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Bảo lĩnh |
|
|
Đặt tiền để bảo đảm |
|
|
Đó là tất cả vấn đề cơ bản cần quan tâm khi bạn muốn tìm hiểu về bảo lãnh và nộp tiền để tại ngoại cho bị can, bị cáo.
Hy vọng bài viết này sẽ phần nào giúp ích cho những ai đang quan tâm. Nếu có ý kiến hay câu hỏi liên quan, các bạn có thể gửi phản hồi ở dưới bài viết này hoặc liên hệ riêng để được tư vấn.
Bạn cũng có thể ấn nút “Theo dõi” để cập nhật các thông báo về bài viết mới nhất của chúng tôi qua email.
Trang
Dạ cho e hỏi : bạn e là người có hộ khẩu Hải phòng mà bị bắt về hành vi đánh bạc tại tỉnh gia lai . Vậy có thể bảo lãnh tại ngoại được không ạ
Ngoc Blue
Đủ điều kiện như tôi đã nêu trong bài viết là được bạn nhé
Trang
C cho e hỏi : bạn e đang bị tạm giam về hành vi đánh bạc , vậy giờ e muốn bảo lảnh cá nhân riêng cho bạn e tại ngoại được không ,hay là phải bảo lảnh hết mọi người trong nhóm đánh bạc luôn ạ
Ngoc Blue
Bạn chỉ cần bảo lãnh cá nhân 1 người thôi bạn nhé
Tuấn
Luật sư cho mình hỏi: nộp tiền tại ngoại ở quan nào ? Bị buộc tội khoản 4 điều 188 bộ luật hình sự có được tại ngoại không ( tội cung cấp công cụ phá khóa cho người khác phạm tội)
Ngoc Blue
Tùy theo vụ án đang ở giao đoạn nào mới biết được thẩm quyền và nơi nộp tiền tại ngoại bạn nhé.
Điều khoản trong bộ luật hình sự chỉ là 1 trong những điều kiện của biện pháp đặt tiền để tại ngoại. Còn nhiều điều kiện khác và các trường hợp không được đặt tiền bạn vui lòng xem trong bài viết để đối chiếu với trường hợp của bạn.
Trang
Chị ơi cho em hỏi, đặt tiền để bảo lãnh cho người thân thì có được nhận lại không a?
Ngoc Blue
Theo quy định thì khi Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì được trả lại số tiền đã đặt bạn nhé
Mai Phượng
Chào bạn, mình rất mong bạn tư vấn giúp mình trường hợp này: 1 người SN 1994, phạm tội: gây rối trật tự công cộng + cố ý gây thương tích bị phạt tù 7,5 năm. Anh ta đã chịu án đc 2,5 năm rồi.
vậy nếu để bảo lãnh cho anh ta khỏi chịu án trong tù thì cần những điều kiện như thế nào? số tiền để bảo lãnh khoảng bao nhiêu ạ?
cảm ơn bạn nhiều !