Trong các thủ tục liên quan đển nhà đất thì thủ tục thừa kế nhà đất có lẽ sẽ làm bạn cảm thấy phức tạp hơn cả.
Vì vậy, bài viết hôm nay tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước để làm thủ tục thừa kế nhà đất. Sau khi đọc xong, bạn sẽ thấy rằng thủ tục thừa kế nhà đất, nhất là với nhà đất đã có sổ đỏ không hề phức tạp như bạn nghĩ.
Bạn lưu ý là các nội dung trong bài viết này chỉ áp dụng đối với nhà đất đã có sổ đỏ.
Trước hết bạn hãy hiểu một cách đơn giản nhất, đó là:
Người thừa kế không nghiễm nhiên được công nhận là chủ sử dụng đất, mà họ buộc phải thực hiện các thủ tục pháp lý để được pháp luật công nhận điều này. |
Khi đó bạn muốn mua bán / chuyển nhượng / tặng cho / thế chấp hay làm bất cứ giao dịch nào khác liên quan đến nhà đất có sổ đỏ đó thì bạn phải làm thủ tục thừa kế cho nhà đất đó trước. Cụ thể là bạn sẽ phải làm thủ tục sang tên sổ đỏ cho một hoặc những người thừa kế hợp pháp đối với nhà đất đó
Chúng tôi có thể làm Thủ tục thừa kế nhà đất cho bạn ngay cả khi bạn đang cách ly hoặc không muốn ra khỏi nhà! Đó là vì theo quy định, trước khi ký công chứng văn bản thừa kế, bạn phải làm thủ tục niêm yết Thông báo thừa kế tại UBND phường, xã trong 15 NGÀY. Với Dịch vụ nhà đất sổ đỏ online tại Hà Nội của Luật NBS, chúng tôi có thể làm thủ tục niêm yết thừa kế cho bạn ngay cả khi bạn đang ở nhà hoặc cách ly nhiều ngày. Hoặc liên hệ: |
Thủ tục thừa kế nhà đất là rất quan trọng và cần thiết phải thực hiện trước khi chuyển nhượng, mua bán nhà đất. Nếu như bạn cho rằng, người thừa kế đương nhiên có quyền bán nhà đất mà chưa cần làm thủ tục thừa kế thì bạn có thể sẽ rơi vào 1 trong số các trường hợp rủi ro sau:
Sổ đỏ tên ông A và bà B, ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp và chỉ có duy nhất một người con là ông C. Thời điểm bạn mua nhà, đất đó thì ông A và bà B đã chết, bạn cho rằng chắc chắn ông C có toàn quyền với nhà, đất đó rồi nên lập Hợp đồng mua bán viết tay với ông C, hai bên thanh toán hết tiền và giao giấy tờ gốc đầy đủ, đàng hoàng. Bạn về nhà, đất đó ở một thời gian thì muốn làm thủ tục sang tên sổ đỏ cho nhà đất đó.
Lúc đó bạn phát hiện ra rằng: Phải làm thủ tục thừa kế, sang tên cho ông C đã rồi ông C mới được bán cho bạn. Nếu may mắn thì bạn vẫn còn liên lạc với ông C và ông C cũng rất thiện chí hợp tác làm thủ tục cho bạn, còn nếu không may không liên lạc được hoặc ông C không hợp tác thì… bạn biết sẽ như thế nào rồi đấy
Sổ đỏ tên ông A và bà B, ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp. Thời điểm bạn mua nhà, đất đó thì ông A đã chết, bà B cho rằng bà có toàn quyền bán nhà đất đó rồi nên lập Hợp đồng mua bán viết tay với bà C, hai bên thanh toán hết tiền và giao giấy tờ gốc đầy đủ, đàng hoàng. Bà C về nhà, đất đó ở một thời gian thì muốn làm thủ tục sang tên sổ đỏ cho nhà đất đó.
Lúc đó bà C phát hiện ra rằng: Phải làm thủ tục thừa kế, sang tên cho bà B đã rồi bà B mới được bán mình. Nếu may mắn thì vẫn còn liên lạc với bà B và bà B cũng rất thiện chí hợp tác làm thủ tục cho bạn, còn nếu không may bà B đã mất hoặc không hợp tác thì… bạn biết sẽ như thế nào rồi đấy
Sổ đỏ tên ông A và bà B, ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp và có 3 người con là ông C, bà D và ông E. Thời điểm bạn mua nhà, đất đó thì ông A và bà B còn sống nhưng bạn không lập Hợp đồng công chứng mà chỉ mua bán bằng hình thức Hợp đồng viết tay. Hai bên thanh toán hết tiền và giao giấy tờ gốc đầy đủ. Bạn về nhà, đất đó ở một thời gian thì muốn làm thủ tục sang tên sổ đỏ cho nhà đất đó.
Khi bạn chuẩn bị làm thủ tục sang tên thì mới biết ông A đã chết, vậy là phải làm thủ tục thừa kế. Khi đó sổ đỏ phải được sang tên của một hoặc những người thừa kế hợp pháp của ông A, sau đó một hoặc những người đó mới làm thủ tục bán và sau đó sang tên cho bạn.
Nếu may mắn thì những người thừa kế đoàn kết và thiện chí làm thủ tục cho bạn, còn nếu không may thì… bạn biết sao rồi đấy.
Đó là một số trường hợp phổ biến có liên quan đến thủ tục thừa kế nhà đất mà tôi đã tư vấn cho nhiều khách hàng bị vướng mắc trên thực tế.
Thường thì trong những trường hợp này bên mua luôn là bên gặp nhiều rủi ro hơn. Còn nếu bạn là bên bán thì cũng lưu ý là phải làm thủ tục thừa kế và sang tên cho người thừa kế xong mới được mua bán, chuyển nhượng nhà đất để tránh rắc rối hoặc thậm chí có thể bị kiện cáo sau này
Đúng vậy, pháp luật vẫn công nhận giấy mua bán viết tay trong một số trường hợp và điều kiện nhất định, tuy nhiên tôi có thể chắc chắn với bạn rằng việc làm thủ tục sang tên bằng giấy mua bán viết tay khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều so với việc làm thủ tục thừa kế.
Vì vậy, việc sang tên bằng giấy mua bán viết tay chỉ nên là phương án sau cùng được tính đến, khi không còn cách nào khác để làm thủ tục thừa kế.
Như vậy, bạn đã xác định được tại sao phải làm thủ tục thừa kế nhà đất rồi phải không. Phần tiếp theo chúng tôi sẽ hướng dẫn các bước để bạn có thể làm thủ tục thừa kế nhà đất.
Liên quan đến thủ tục thừa kế có 2 trường hợp, đó là CÓ DI CHÚC và KHÔNG CÓ DI CHÚC. Trường hợp phổ biến hơn đó là thừa kế không có di chúc, vì vậy tôi sẽ nói đến trường hợp này trước
♦ KHÔNG CÓ DI CHÚC ♦
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH AI LÀ NGƯỜI THỪA KẾ
Khi người để lại tài sản chết và không có di chúc thì tài sản của người đó sẽ được chia theo pháp luật.
- Tất cả những người thừa kế hợp pháp thuộc phần bằng nhau hoặc những phần khác nhau nếu như những người thừa kế cùng thống nhất thỏa thuận được việc chia thừa kế. của người đó sẽ được hưởng những
-
Nếu không có
thì sẽ xác định tiếp đếnNếu không có hàng thừa kế thứ nhất và thứ 2 thì sẽ xác định tiếp đến
- Những người thừa kế này phải còn sống tại thời điểm khai nhận / phân chia di sản thừa kế.
Nội dung cần làm rõ thêm: Người thừa kế theo quy định pháp luật là cá nhân phải còn sống tại thời điểm người có tài sản chết (thời điểm mở thừa kế).
Vì vậy, tại thời điểm khai nhận / phân chia di sản thừa kế nếu người thừa kế đó đã chết thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người thừa kế đã chết đó vẫn được hưởng di sản nếu họ còn sống. Nếu họ cũng đã chết thì sẽ phải xác định tiếp thời điểm để không bỏ sót người thừa kế còn sống khi làm thủ tục. |
Có nhiều khách hàng hay hỏi tôi rằng: Khi làm thủ tục thừa kế có cần phải hỏi ý kiến người này hay người kia không? Câu trả lời rất đơn giản:
![]() |
Khi đã xác định được người thừa kế tài sản, bạn lưu ý các trường hợp tương ứng với các bước làm sau:
- Nếu chỉ có duy nhất một người thừa kế, bạn bỏ qua bước 2 và chuyển sang bước 3
- Nếu có từ 2 người thừa kế trở lên, hãy làm tiếp bước 2
Nếu bạn vẫn chưa xác định được người thừa kế và cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: |
BƯỚC 2: THỎA THUẬN NGƯỜI THỪA KẾ
Trường hợp có từ 2 người trở lên cùng có quyền hưởng thừa kế nhà đất, tài sản thì những người thừa kế cần đạt được thỏa thuận thống nhất với nhau.
Bạn có thể thỏa thuận theo một trong các trường hợp chúng tôi tư vấn dưới đây:
Bạn có thể không lựa chọn bất kỳ phương án nào nêu trên và có những thỏa thuận riêng của mình. Tuy nhiên, nội dung thỏa thuận đó phải đủ điều kiện để làm được thủ tục sang tên sổ đỏ thừa kế, sang tên quyền sở hữu tài sản thừa kế. Nếu không, thỏa thuận của bạn sẽ không có ý nghĩa và giá trị pháp lý cần thiết.
Khi sử dụng dịch vụ thủ tục thừa kế nhà đất của Luật NBS, chúng tôi sẽ tư vấn để bạn có được phương án phù hợp nhất với từng yêu cầu riêng, đồng thời có thể thực hiện việc sang tên sổ đỏ thừa kế, sang tên tài sản thừa kế một cách thuận lợi nhất |
♥ LỜI KHUYÊN CỦA Luật NBS ♥
Bạn cũng đừng nghĩ rằng, việc khởi kiện chia thừa kế sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh hơn, khi mà một vụ kiện chia thừa kế có thể kéo dài đến hàng năm, thậm chí có vụ việc hơn 10 năm. Và như vậy tài sản, nhà đất cũng sẽ bị “đóng băng” một thời gian dài không cần thiết. Vậy nên, hãy cố gắng vui vẻ thỏa thuận với nhau, đừng nên để xảy ra tranh chấp. Như vậy vừa giữ được tình cảm gia đình, lại vừa giải quyết được tài sản nhà đất thừa kế một cách nhanh chóng! |
BƯỚC 3: CHUẨN BỊ GIẤY TỜ
Để làm thủ tục thừa kế nhà đất, tài sản bạn cần các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), Sổ tiết kiệm, Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần, Giấy đăng ký xe và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (nếu có và nếu muốn làm luôn các tài sản khác)
- Giấy chứng tử của người / những người chủ sử dụng đất đã chết
- CMND/căn cước công dân/hộ chiếu, hộ khẩu của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục
- Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy tờ xác nhận / chứng minh quan hệ của người thừa kế với người đã chết
- Giấy chứng tử, xác nhận phần mộ, giấy tờ xác nhận / chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục
Đó là các giấy tờ cơ bản mà bạn cần chuẩn bị để làm thủ tục thừa kế. Mỗi trường hợp thừa kế lại có thể thêm/bớt hoặc thay thế các giấy tờ khác nhau, việc này cần có hồ sơ cụ thể mới xác định được. Tuy nhiên bạn cứ chuẩn bị được các giấy tờ nêu trên là cũng đủ … mệt rồi. Các giấy tờ thêm/bớt hoặc thay thế (nếu có) cũng sẽ rất ít thôi.
Khi sử dụng dịch vụ của Luật NBS, bạn chỉ cần chuẩn bị sổ đỏ, giấy chứng nhận tài sản (bản chụp), chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn đầy đủ toàn bộ các giấy tờ bạn cần chuẩn bị |
Xem thêm:
- Lưu ý khi xin xác nhận tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn)
- Hướng dẫn cách kiểm tra toàn bộ hồ sơ giấy tờ trong nhà bạn
![]() Việc này hoàn toàn do những người thừa kế lựa chọn, không có quy định bắt buộc. |
BƯỚC 4: CHỌN VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG / NIÊM YẾT THÔNG BÁO THỪA KẾ / HOÀN THIỆN GIẤY TỜ
Việc thực hiện các thủ tục thừa kế nhà đất, tài sản bắt buộc phải qua Văn phòng công chứng, vì vậy sau khi chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, bạn sẽ lựa chọn một VPCC để thực hiện các thủ tục về thừa kế cho bạn.
Sau khi đã lựa chọn được Văn phòng công chứng, bạn cung cấp các giấy tờ đã chuẩn bị ở Bước 3 cho VPCC. Sau đó, cách làm như thế nào sẽ tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn và cách làm của VPCC do bạn lựa chọn
Khi sử dụng dịch vụ của Luật NBS, bạn chỉ cần cung cấp bản chụp và thông tin của một số giấy tờ cơ bản cần thiết, mà chưa cần cung cấp toàn bộ giấy tờ cũng như không cần đến trực tiếp. Chúng tôi đã có thể lập cho bạn: Thông báo về việc khai nhận / phân chia di sản thừa kế.
Chúng tôi cũng sẽ trực tiếp đi niêm yết Thông báo thừa kế cho bạn tại các UBND phường, xã theo quy định.
Thời gian niêm yết Thông báo thừa kế theo quy định là 15 ngày kể từ ngày Thông báo được niêm yết tại UBND phường, xã.
Trong thời gian 15 ngày đợi hết niêm yết, bạn có thể chuẩn bị và hoàn thiện nốt các giấy tờ còn thiếu theo hướng dẫn chi tiết của chúng tôi.
Quy trình làm như vậy sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian tốt nhất và hạn chế tối đa việc đi lại.
Tham khảo thêm: Những câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục thừa kế
BƯỚC 5: LẬP VĂN BẢN CÔNG CHỨNG KHAI NHẬN / PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ
Sau khi đủ 15 ngày niêm yết thông báo thừa kế, nếu không có ai thắc mắc hay tranh chấp gì thì đã đủ điều kiện để lập Văn bản khai nhận / phân chia di sản thừa kế.
Bạn không cần phải tự chuẩn bị nội dung của Văn bản thừa kế, toàn bộ Văn bản sẽ do VPCC soạn thảo nội dung theo đúng quy định của pháp luật và theo thỏa thuận của những người thừa kế hợp pháp. Sau khi soạn thảo xong, VPCC sẽ đưa cho tất cả những người thừa kế cùng đọc lại (bạn nhớ đọc kỹ nhé). Sau khi tất cả những người thừa kế đã thống nhất, họ sẽ cùng ký tên và điểm chỉ vào Văn bản thừa kế. Cuối cùng VPCC sẽ đóng dấu công chứng.
Khi đến VPCC, tất cả những người thừa kế chỉ cần đọc lại một lượt và ký văn bản. Quy trình của chúng tôi sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian làm thủ tục, đồng thời tránh những tranh cãi hoặc thắc mắc không cần thiết. |
Như vậy là bạn đã hoàn thành xong những bước quan trọng nhất của thủ tục thừa kế nhà đất, tài sản. Sau khi xong bước này, bạn chỉ còn 1 bước cuối cùng nữa thôi, đó là:
BƯỚC 6: LÀM THỦ TỤC SANG TÊN SỔ ĐỎ
Ở bước cuối cùng này, bạn có 2 lựa chọn cũng đơn giản thôi:
#1: Tự đi làm thủ tục sang tên sổ đỏ
Nếu bạn muốn tự mình làm thủ tục sang tên sổ đỏ, không cần phải tốn chi phí dịch vụ, thì bạn có thể tham khảo bài viết: Các bước để bạn tự làm thủ tục sang tên sổ đỏ, trong đó tôi chia sẻ những kinh nghiệm và các bước làm sang tên sổ đỏ cụ thể, giúp bạn có thể tự đi làm thủ tục sang tên sổ đỏ phần nào được thuận lợi hơn.
Khi sử dụng dịch vụ của Luật NBS và muốn tự đi làm thủ tục sang tên sổ đỏ, Luật NBS sẽ hỗ trợ bạn kê khai bộ tờ khai làm thủ tục sang tên sổ đỏ.
#2: Sử dụng dịch vụ sang tên sổ đỏ
Nếu bạn không có thời gian, hoặc thấy rằng việc làm thủ tục sang tên sổ đỏ quá phức tạp, thì có một cách đơn giản hơn rất nhiều, đó là: sử dụng dịch vụ sang tên sổ đỏ.
Dịch vụ sang tên sổ đỏ hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp nên phí dịch vụ cũng khá hợp lý, không còn cao như cách đây vài năm nữa. Bạn hãy lựa chọn dịch vụ sang tên sổ đỏ của một đơn vị mà bạn thấy uy tín và tin tưởng nhé.
Luật NBS hiện đang cung cấp dịch vụ sang tên sổ đỏ tại Hà Nội với giá dịch vụ chỉ từ 3,5 triệu – 5 triệu tùy vào hồ sơ cụ thể.
Khi sử dụng dịch vụ sang tên sổ đỏ của Luật NBS, sau khi bạn ký công chứng Văn bản thừa kế nhà đất, bạn chỉ cần ngồi nhà và đợi sổ đỏ – sổ hồng đã sang tên bạn.
Xem các công việc cụ thể chúng tôi sẽ làm cho bạn tại ĐÂY
Hotline tư vấn thủ tục nhà, đất tại HÀ NỘI: 0862.819.799 |
***Lưu ý: Với nhà, đất tại những địa phương khác hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác, bạn vui lòng không gọi số Hotline trên mà hãy để lại câu hỏi dưới bài viết này hoặc liên hệ tại Đây |
Sau khi sang tên sổ đỏ thừa kế xong thì bạn có thể thực hiện các giao dịch khác như mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp..v..v..
Đó là toàn bộ quy trình và các bước để thực hiện thủ tục thừa kế KHÔNG CÓ DI CHÚC. Còn sau đây là những lưu ý với trường hợp thừa kế CÓ DI CHÚC.
♦ CÓ DI CHÚC ♦
Đối với trường hợp có di chúc các bước làm thủ tục thừa kế sẽ bắt đầu thực hiện từ BƯỚC 3 như trường hợp Không có di chúc Tuy nhiên, trước khi thực hiện thủ tục, bạn cần lưu ý xác định 2 vấn đề sau:
#1. Di chúc có hợp pháp hay không?
Việc di chúc như thế nào là hợp pháp được quy định khá rõ ràng ở trong Bộ luật dân sự 2015.
Tuy nhiên nếu có tranh chấp về việc di chúc hợp pháp hay không hợp pháp thì chỉ có Tòa án mới có quyền ra quyết định cuối cùng. Vậy nên, trường hợp này bạn cứ hiểu một cách đơn giản cho đỡ đau đầu, đó là: VPCC có đồng ý làm thủ tục thừa kế cho bạn theo Di chúc bạn cung cấp không?!.
Nếu VPCC đồng ý, bạn không cần băn khoăn về vấn đề này nữa. Nếu VPCC không đồng ý thì tùy từng trường hợp những người thừa kế có thể lựa chọn phương án khai nhận thừa kế theo pháp luật (không có di chúc) hoặc khởi kiện / yêu cầu Tòa án công nhận di chúc là hợp pháp.
- Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách lập di chúc đúng quy định
#2. Có người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc hay không?
Người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc, bạn có thể hiểu một cách cơ bản đó là những người mà cho dù họ không có tên trong di chúc, không được người lập di chúc cho hưởng di sản nhưng họ vẫn được quyền hưởng một phần di sản của người lập di chúc,
- Tham khảo thêm: Những câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục thừa kế
Sau khi xác định được 2 vấn đề trên, bạn có thể bắt đầu làm thủ tục thừa kế từ Bước 3
Thực tế thì vấn đề thừa kế nhà đất, tài sản có những trường hợp tương đối phức tạp mà bạn khó có thể tự xác định được. Vì vậy, với bài viết này tôi mong rằng sẽ giúp cho bạn phần nào đó.
Nếu như sau khi đọc xong bài viết này, bạn vẫn còn có những vấn đề thắc mắc, bạn có thể gửi câu hỏi ở dưới bài viết hoặc có thể liên hệ riêng để được tư vấn.
Bạn cũng có thể ấn nút “Theo dõi” để cập nhật các thông báo về bài viết mới nhất của chúng tôi qua email.
Ông Bà nội tôi mất năm 2007,2014. Năm 2003 ông bà lập đi chúc cho em trai tôi và mẹ tôi 2 mảnh đất( bố tôi đã mất, 3 cô em gái của bố tôi còn sống nhưng không biết điều này). Năm 2005, mẹ tôi làm sổ đỏ của 2 mảnh đất mang tên mẹ và em trai tôi,có đơn xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông tôi viết kèm theo. Nhưng năm 2006, ông bà tôi lại lập đi chúc khác chia lại một mảnh đất có phần của 3 cô con gái( mẹ và em trai tôi ko biết điều này). Hiện tại , 3 cô lên đòi chía phần một mảnh đất theo đi chúc năm 2006. Vậy luật su cho tôi hỏi: di chúc năm 2003 và sổ đỏ được làm năm 2005 có hợp pháp không? 3 cô có được hưởng như đi chúc năm 2006 không? Căm ơn luật sư.
Để xác định di chúc có hợp pháp hay không cần phải xem xét đến hoàn cảnh và nội dung di chúc, tuy nhiên di chúc lập sau cùng và hợp pháp mới là di chúc có hiệu lực pháp luật. Do đó nếu như di chúc năm 2003 và 2006 cùng hợp pháp thì di chúc 2006 sẽ là di chúc có hiệu lực pháp luật. Sau khi lập di chúc 2003, nếu như việc cho tặng 2005 và làm sổ đỏ là hợp pháp thì việc cho tặng này vẫn có hiệu lực pháp luật mặc dù không theo đúng nội dung di chúc, bởi vì việc cho tặng vẫn thể hiện ý chí của ông bà bạn.
Việc 3 cô của bạn có được hưởng theo di chúc năm 2006 hay không sẽ phụ thuộc vào tính hợp pháp của các văn bản và quy trình làm các thủ tục như tôi đã nói ở trên.
cAi biết cach gỡ vấn đề này ko giúp mình với ạ.
Ng con muốn làm thừa kế. Trong khi ng mẹ (là con một) đã mất (cả ông baf ngoại Cug đã mất) mẹ ko đky kết hôn. Ng bô này ko có tên trong bất cứ giấy tờ với gđ của ng con. Ông Bố này đã bỏ đi Mỹ từ khi ng con mới 1 tuổi (năm 1980). Họ ko còn liên lạc. Vậy giờ trong tờ khai của ng mẹ đã chết thì tại dòng khai chồng của người chết phải ghi thế nào?
Người con khai là ko có bố nhưng tư pháp của phuong ko chấp nhận lời khai. Nhưng nếu ghi bố thì lấy co sở gì để chứng minh ông là chồng của me và giờ ông sinh sống ở Mỹ thì thủ tục sau này phải làm sao? Nếu khai đã chết thì liên quan đến giấy chứng tử. Ko biết cách khai nào mới đúng?
Đây là chế độ mẫu hệ.
Mình mong được mọi người giúp đỡ.
Cảm ơn nhiều ạ!
Nếu người mẹ lúc còn sống chưa đăng ký kết hôn với bất kỳ ai thì người con có thể đề nghị UBND cấp xã xác nhận lúc còn sống và cư trú tại địa phương người mẹ chưa từng đăng ký kết hôn với ai nhé.
Chào Luật sư! E cảm ơn vì những bài viết rất hay và hữu ích, cho e hỏi vài vấn đề như sau:
Ba e có 2 đời vợ và 3 người con.
– Mẹ e là vợ đầu tiên: có 1 người con gái là em.
– sống với người vợ sau Ba e có 1 trai và 1 gái. Sau đó lu dị vào năm 2009. Tuy nhiên Ba vẫn còn để 2 em ấy nằm cùng hộ khẩu để đi học. Ba có cấp dưỡng và cho Mẹ kế 1000m2 đất cao su (trong đó có 100m2 thổ cư).
Tháng 12/2015 Ba e đột ngột qua đời không để lại di chúc. Sau đó Mẹ kế và 2 em của em về ơ luôn nhà của Ba. Mẹ kế bảo do giấy khai sinh của em để trống phần Thông tin của Ba. Nên bảo em không có quyền nhận đi sản thừa kế vì không có gì chứng mình em là con của Ba. Dù Mẹ biết rõ Ba có đi nguyện cho em toàn bộ phần đất và nhà còn lại.
Mẹ tự đi làm giấy tờ đất cho e trai. Rồi bảo sau này sẽ sang tên bằng cách làm giấy mua bán giả cho em một phần như Các Cô và Bác đã chia. Nhưng giờ Mẹ bảo không làm được giấy nên để vậy. Tuy nhiên khi hay tin Mẹ tiến hành khai phá đất bên phần các cô hứa cho e, em có về định rào lại thì Mẹ bảo Mẹ chưa cho em không có quyền.
Em xin hỏi Luật sư 2 vấn đề: thứ nhất là nếu em không coa tên Ba trong giấy khai sinh mà chỉ mang họ của Ba, cả nhà Nội thương nhận từ nhỏ giờ, thì em có được nhận đi sản thừa kế là đất đai Ba để lại như 2 người em?( em co xin làm đơn xác nhận quan hệ cha con vì con giữ các hình ảnh chụp chung với Ba và tin nhắn điện thoại với Ba nhưng UBND xã ko đồng ý, em không biết chữ ký mà em đã ký trên giấy tờ chia đất cho Mẹ kế khi ly hôn tại toà án huyện coa là bằng chứng em chính là con đẻ của Ba hay không?)
Thứ 2, nếu em muốn đảm bảo sau này được hưởng 1 phần đất đi sản nhỏ thừa kế của Ba để lại theo phân chia của Các Cô thì em phải làm sao để nắm chắc nếu bị lật hoặc làm khó dễ?
Em trân trọng chân thành cảm ơn Luật sư rất nhiều!
Vấn đề của bạn trong trường hợp này là chứng minh quan hệ cha con để được hưởng thừa kế theo pháp luật (do cha bạn không để lại di chúc hợp pháp)
Về chứng cứ chứng minh quan hệ cha con được quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn về hộ tịch, đó là các chứng cứ sau:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Nếu như cơ quan đăng ký hộ tịch không chấp nhận, bạn có thể làm đơn yêu cầu tòa án công nhận quan hệ cha con cũng với những chứng cứ trên (càng nhiều chứng cứ càng tốt)
Khi bạn đã được công nhận mối quan hệ cha con hợp pháp thì bạn sẽ được hưởng di sản thừa kế từ cha bạn với tư cách là hàng thừa kế thứ nhất.
Ngoài ra nếu như cha mẹ bạn từng có đăng ký kết hôn thì bạn xác định xem tài sản của cha bạn có hình thành trong thời kỳ hôn nhân với mẹ bạn hay không.
Dạ, em cảm ơn những chia sẻ và tư vấn của Luật sư rất nhiều. Vậy em sẽ nộp đơn lên Toà án nhân dân huyện nơi Ba em ơ để yêu cầu xác định quan hệ cha con cho em nhé. T_T (lúc trước em có nhờ Toà truy tìm những giấy tờ mà lúc Ba và Mẹ kế ly hôn, Ba có dẫn em lên ký các giấy tờ đó tại Toà, nhưng đến nay vẫn chưa thấy Toà phản hồi dù đã hứa tìm giúp em) hic. Chúc Luật sư có những ngày làm việc vui vẻ, ý nghĩa và ngày càng thành công, gặp nhiều may mắn trong công việc và cuộc sống Luật sư nhé!
Bạn làm việc với Tòa án hay cơ quan nhà nước mà “nhờ” với “hứa” là chưa được đâu, bạn nên có đơn bằng văn bản nhé, sau đó có nhờ gì thì nhờ 🙂
Nhà em được cấp sổ hồng năm 2003 , và hiện bố em đang đứng tên trên giấy chứng nhận qsd , ông bà nội và mẹ e đã mất và bố e có 5 người con. Vừa rồi bố e cũng mất và ko để lại di chúc , thể hiện trong bản vẽ của sổ hồng có phần đất ko được công nhận và 5 anh em cũng có ý định bán nó . nhưng do miếng đất nhỏ đấy là của ông anh em đã mua lại bằng giấy tay trước khi cả lô đất được cấp sổ , nên ông cho rằng ông toàn quyền quyết định ký bán , hơn nữa lúc bố e còn sống sau khi được cấp sổ cũng đã viết giấy ủy quyền miếng đất đó cho ông anh. Cho e hỏi vậy khi bán miếng đất ko đc công nhận ( 1 phần trong toàn bộ lô đất ) đó thì 5 anh em phải ký bán hay chỉ 1 mình ông anh em ký bán là đc ạ ?
Nếu đã là thửa đất chưa được công nhận quyền sử dụng đất thì phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước rồi mới được thực hiện các giao dịch mua bán/chuyển nhượng hợp pháp bạn nhé. Sổ đỏ nhà bạn hiện tại cần làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế của bố bạn đối với phần đất được nhà nước công nhận trước, sau đó mới có thể thực hiện các giao dịch khác.
Nãy mình đọc cái này cho ck nghe, anh phán 1 câu ” vợ ơi liệu sau này con gái mình có đòi cho đất ko?”
😀
Cạn lời :))))
bó tay ông chồng