Thủ tục sang tên sổ đỏ mà tôi hướng dẫn chi tiết các bước trong bài viết này được thực hiện sau khi đã công chứng xong Hợp đồng mua bán nhà đất, tặng cho nhà đất hoặc văn bản thừa kế.
Nếu bạn mới bắt đầu việc mua bán, cho tặng nhà đất, thừa kế nhà đất thì bạn nên xem các hướng dẫn sau:
- 6 bước làm thủ tục mua bán nhà đất và sang tên sổ đỏ an toàn
- Các bước làm thủ tục thừa kế nhà đất đã có sổ đỏ
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Các bước làm thủ tục sang tên sổ đỏ trong bài viết này sẽ được áp dụng chính xác và hiệu quả hơn đối với nhà, đất tại HÀ NỘI
Sau khi công chứng xong hợp đồng chuyển nhượng, mua bán, cho tặng nhà đất hoặc văn bản thừa kế nhà đất thì bạn vẫn còn một bước nữa để nhà đất đó hoàn toàn thuộc về bạn một cách hợp pháp, đó là làm thủ tục sang tên sổ đỏ.
Bài viết này sẽ rất có ích với những bạn muốn tự đi làm thủ tục sang tên sổ đỏ. Việc bạn tự đi làm thủ tục sang tên sổ đỏ sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoản phí dịch vụ, tuy nhiên bạn cũng cần chuẩn bị trước 2 vấn đề sau:
- Thời gian: Bạn sẽ phải sắp xếp hồ sơ, khai các loại tờ khai, xếp hàng để đợi nộp vào bộ phận 1 cửa. Tất cả những công việc này sẽ mất khoảng nửa ngày hoặc hơn. Vì vậy, bạn hãy sắp xếp công việc và chuẩn bị thời gian phù hợp
- Tâm lý: Đôi khi việc nộp hồ sơ không thuận lợi, có thể thiếu giấy tờ hoặc thiếu tờ khai. Những điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng hoặc khó chịu vì chưa nộp được hồ sơ ngay. Bạn hãy chuẩn bị sẵn tâm lý để có thể giải quyết nhanh nếu có phát sinh những việc này.
Hoặc liên hệ: |
Tham khảo thêm:
- Cách chọn Văn phòng Công chứng tốt?
- Lưu ý khi xin xác nhận tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn)
- Những câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục thừa kế
Phần tiếp theo ngay sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước để bạn làm thủ tục sang tên sổ đỏ. Nếu bạn muốn tự đi làm thủ tục thì hãy đọc kỹ nhé
Lưu ý trước khi bắt đầu:
Làm thủ tục sang tên sổ đỏ ở đâu?
Sở TN&MT sẽ thành lập các chi nhánh đặt tại tất cả các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội để thực hiện việc nhận hồ sơ và trả kết quả cho người dân. Vì vậy, nếu bạn ở Hà Nội thì bạn cần đến Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai ở quận, huyện nơi có nhà, đất để làm thủ tục. Văn phòng đăng ký nhà đất thường ở ngay cạnh UBND các quận / huyện trên địa bàn Hà Nội. Riêng với 3 quận là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa bạn có thể làm thủ tục chung ở cùng 1 địa chỉ là số 10 phố Đặng Dung. Đối với các tỉnh thành khác cũng như vậy, Còn nơi nào chưa “quy về 1 mối” thì bạn có thể đến bộ phận 1 cửa của UBND quận, huyện nơi có nhà đất để làm thủ tục. Để bạn tiện theo dõi trong bài viết này tôi dùng chung là “Bộ phận 1 cửa“ |
BƯỚC 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ làm thủ tục sang tên sổ đỏ bao gồm các giấy tờ cơ bản sau:
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)
2. Hợp đồng mua bán / chuyển nhượng nhà đất đã công chứng
3. CCCD gắn chip của bên mua và bên bán
3a. Giấy xác nhận cư trú còn thời hạn (nếu chưa có CCCD gắn chip) của bên mua và bên bán
4. Đăng ký kết hôn / Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bên mua và bên bán
5. Công văn tách thửa và Sơ đồ kỹ thuật thửa đất (nếu là trường hợp mua bán một phần nhà đất)
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)
2. Hợp đồng cho tặng nhà đất đã công chứng
3. CCCD gắn chip của bên cho và bên nhận
3a. Giấy xác nhận cư trú còn thời hạn (nếu chưa có CCCD gắn chip) của bên cho và bên nhận
4. Đăng ký kết hôn / Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bên cho
5. Giấy khai sinh (chứng minh quan hệ cho tặng)
6. Công văn tách thửa và Sơ đồ kỹ thuật thửa đất (nếu là trường hợp cho tặng một phần nhà đất)
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)
2. Văn bản khai nhận / phân chia di sản thừa kế nhà đất đã công chứng
3. CCCD gắn chip của người thừa kế
3a. Giấy xác nhận cư trú còn thời hạn (nếu chưa có CCCD gắn chip) của người thừa kế
4. Đăng ký kết hôn / Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân vợ/chồng của người để tại di sản
5. Giấy chứng tử của người để lại di sản hoặc người thừa kế đã mất
6. Giấy khai sinh (chứng minh quan hệ thừa kế)
7. Công văn tách thửa và Sơ đồ kỹ thuật thửa đất (nếu là trường hợp thừa kế một phần nhà đất)
Trong số các giấy tờ nêu trên, sổ đỏ bạn phải nộp bản chính, các giấy tờ còn lại có thể chỉ cần nộp bản sao y công chứng.
Khi sử dụng dịch vụ của Luật NBS, chúng tôi sẽ hướng dẫn miễn phí và chuẩn bị cho bạn bộ giấy tờ đầy đủ để bạn có thể tự đi làm thủ tục sang tên sổ đỏ. Hoặc liên hệ: |
BƯỚC 2: Chuẩn bị tờ khai
Việc chuẩn bị và khai tờ khai làm thủ tục sang tên sổ đỏ là việc cực kỳ đơn giản. Chúng tôi vẫn thường xuyên đi làm và nghĩ như vậy. Tuy nhiên thực tế khi đi làm thủ tục sang tên sổ đỏ, tôi mới thấy rằng có khá nhiều người gặp khó khăn ở bước này vì không biết cách khai tờ khai như thế nào.
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
- Tờ khai lệ phí trước bạ
- Tờ khai thuế phi nông nghiệp
- Sơ đồ vị trí nhà, đất
- Đơn đăng ký biến động
Tất cả các tờ khai ở trên đều có mẫu trên mạng, tuy nhiên, chúng tôi bạn có thể lấy mẫu tờ khai tại bộ phận 1 cửa nơi làm thủ tục.
Tại bộ phận 1 cửa cũng có hướng dẫn mẫu cách khai tờ khai cho công dân. Mẫu hướng dẫn này thường được dán / treo trên tường hoặc dán ngay ở mặt bàn chỗ viết tờ khai. Một số quận/huyện có thể có riêng 1 cán bộ hướng dẫn khai tờ khai.
Như vậy, bạn có thể xem và khai theo hướng dẫn hoặc bạn cũng có thể hỏi người hướng dẫn (nếu có). Ngoài ra, khi đi làm thủ tục cho khách hàng tại bộ phận 1 cửa, nếu có ai hỏi chúng tôi vẫn sẵn sàng hướng dẫn cho mọi người.
![]() Riêng với thuế phi nông nghiệp, có nơi sẽ yêu cầu bạn phải có xác nhận của UBND phường/xã hoặc Biên lai nộp thuế thì mới được nộp hồ sơ, mà có UBND phường họ hẹn bạn 10 – 30 ngày thì bạn có nguy cơ bị cơ quan thuế phạt do nộp hồ sơ chậm. Vì vậy bên bán nên nộp thuế phi nông nghiệp trước khi ký Hợp đồng công chứng. |
Đối với bước 2 này, bạn có thể tùy tình hình thực tế lựa chọn một trong các cách làm sau:
#1: Đến lấy tờ khai mang về khai trước, hôm sau đi nộp hồ sơ làm thủ tục sang tên
Cách này thường có hiệu quả nếu như bộ phận 1 cửa không quá đông, bạn mang hồ sơ đến có thể nộp luôn.
Tuy nhiên với cách này bạn sẽ phải đi lại 2 lần và cần chụp ảnh mẫu tờ khai để biết cách khai thế nào.
#2: Khai tờ khai tại bộ phận một cửa trong lúc xếp hàng đợi nộp hồ sơ
Cách này sẽ áp dụng được nếu bộ phân 1 cửa rất đông, trong lúc xếp hàng bạn có thể khai tờ khai luôn.
Với cách này bạn có thể vừa xem mẫu vừa khai tờ khai tại bộ phận 1 cửa luôn, tuy nhiên nhiều khi sẽ rất đông đúc và không có chỗ để bạn ngồi khai.
* Hiện nay, có thể do hồ sơ quá nhiều nên một số bộ phận 1 cửa sẽ không cho bạn bấm số để nộp hồ sơ ngay mà phải xếp hàng, lấy số để hẹn ngày nộp hồ sơ. Bạn lưu ý điều này để sắp xếp thời gian phù hợp
Khi sử dụng dịch vụ của Luật NBS, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn cách ghi trong Hợp đồng như thế nào để chỉ cần 1 người đi làm thủ tục, tránh trường hợp các bên phải kéo nhau đi rất phiền phức và mất thời gian
Ngoài ra, nếu bạn muốn tự đi làm thủ tục sang tên sổ đỏ, Luật NBS sẽ hỗ trợ bạn kê khai bộ tờ khai làm thủ tục sang tên sổ đỏ.
BƯỚC 3: Nộp hồ sơ
Thông thường các bộ phận 1 cửa đều nhận và trả hồ sơ cả ngày, trong giờ hành chính. Cũng có một số nơi quy định hoặc ưu tiên nhận hồ sơ buổi sáng, trả hồ sơ buổi chiều.
Bạn sắp xếp hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ như ở Bước 1 và Tờ khai như ở Bước 2 trên đây là có thể nộp hồ sơ được
Phần lớn các Bộ phận 1 cửa đều có quy trình như sau:
(Vui lòng click vào từng bước để xem chi tiết)
Quy trình nộp hồ sơ rất đơn giản như vậy thôi.
Tuy nhiên, trong quá trình tư vấn cho khách hàng, chuẩn bị hồ sơ và đi làm các thủ tục sang tên sổ đỏ, tôi thấy rằng có rất nhiều khách hàng có tâm lý e ngại (thậm chí là khó chịu, bức xúc) khi tự đi làm thủ tục sang tên sổ đỏ và phải đến trực tiếp các cơ quan hành chính nhà nước, tiếp xúc với các cán bộ, công chức của bộ phận 1 cửa.
Đó là khi hồ sơ sang tên sổ đỏ của bạn bị bộ phận 1 cửa yêu cầu bổ sung hoặc trả lại. Việc “khó chịu” này có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau (click để xem chi tiết):
- Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra hồ sơ giấy tờ trong nhà bạn
Bộ phận 1 cửa chỉ là bộ phận nhận hồ sơ và trả kết quả, còn việc quyết định có cấp sổ đỏ cho bạn hay không thì không thuộc thẩm quyền của họ.
Thực tế có nhiều hồ sơ nộp được ở 1 cửa, sau đó lại bị trả về để sửa hoặc bổ sung giấy tờ.
Bạn cũng không có gì phải e ngại hay khó chịu khi đến bộ phận 1 cửa làm thủ tục. Tâm lý đó sẽ góp phần gây khó khăn hơn cho việc đi làm thủ tục của bạn. Bạn cứ đến làm bình thường giống như bạn đi làm công việc của bạn mỗi ngày vậy.
![]() Chúng tôi luôn mong bạn có thể nộp hồ sơ một cách nhanh chóng, thuận lợi và “nhàn” nhất với chi phí hợp lý nhất Hoặc liên hệ: |
BƯỚC 4: Lấy thông báo và nộp thuế nhà đất
Quy trình lấy thông báo thuế và nộp thuế nhà đất phổ biến như sau:
(Vui lòng click vào từng bước để xem chi tiết)
Lời khuyên của chúng tôi:
Số điện thoại để hỏi kết quả thường được ghi trên phiếu hẹn. Mục đích: Không mất thời gian đi lại trong trường hợp chưa có kết quả đúng hẹn. |
Bạn hãy xem mẫu Phiếu hẹn dưới đây và lưu ý những chỗ chúng tôi đánh dấu
(Vui lòng vuốt sang 2 bên để xem trên điện thoại)
Xem thêm:
- Cách tính giá nhà và đất để thực hiện nghĩa vụ tài chính
- Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ ghi nợ nghĩa vụ tài chính
- Chi phí sang tên sổ đỏ, sổ hồng mới nhất
BƯỚC 5: Lấy sổ đỏ
Đối với thủ tục sang tên nhà đất tại Hà Nội: Khi bạn nộp thuế xong là có thể lấy được sổ đỏ ngay mà không phải chờ đợi thêm mấy ngày hẹn
Quy trình lấy sổ đỏ cơ bản tại Bộ phận 1 cửa:
(Vui lòng click vào từng bước để xem chi tiết)
Đó là toàn bộ quy trình và các bước cơ bản để bạn có thể tự đi làm thủ tục sang tên sổ đỏ.
Tất nhiên là quá trình làm thủ tục sang tên sổ đỏ sẽ không thể tránh khỏi một số tình huống phát sinh. Tuy vậy thì không có tình huống nào là không thể giải quyết theo quy định.
Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn làm thủ tục sang tên sổ đỏ một cách suôn sẻ và thuận lợi.
Bạn hãy sử dụng dịch vụ sang tên sổ đỏ của Luật NBS Chỉ với chi phí từ 4.000.000 đ và Bạn hãy ở nhà, đi chơi hay làm công việc của bạn như hàng ngày và đợi chúng tôi sang tên sổ đỏ cho bạn. Hoặc liên hệ: |
Nếu có ý kiến hay câu hỏi liên quan, các bạn có thể gửi phản hồi ở dưới bài viết này, hoặc liên hệ riêng với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.
Bạn cũng có thể ấn nút “Theo dõi” để cập nhật các thông báo về bài viết mới nhất của chúng tôi qua email.
Cho tôi hỏi tôi mua miếng đất và thỏa thuận là bên bán chỉ chịu phí công chứng, bên mua là tôi sẽ tự đi nộp các khoản thuế còn lại. Vậy khi đi làm thủ tục nộp thuế và sang tên sổ đỏ thì tôi cần mang theo những giấy tờ gì? Tôi có cần lấy giấy tờ gì của bên bán để làm thủ tục không? Xin cảm ơn.
Khi làm thủ tục sang tên bạn cứ mang tất cả các giấy tờ mà bạn đã dùng để công chứng HĐ chuyển nhượng nhé, trong đó sẽ có bản sao CMND, hộ khẩu, đăng ký kết hôn hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân của bên bán, mỗi thứ 02 bản sao nhé. Giấy tờ về cơ bản là như vậy thôi.
Đọc nhưng chắc 20 năm sau mới có dịp áp dụng, hic hic
Làm gì mà lâu thế, mà 20 năm sau có khi làm thủ tục online đấy 😛
Tính ra thu nhập hiện giờ thì có thể là hơn 20 năm đấy bạn, còn như sau này có thay đổi thì không biết được.
Thôi thì đành cố găng chăm chỉ và hy vọng vậy 🙂
Đến khi nào mình mới có tiền mua đất thành phố nhỉ 😛
Hehe mua đất ở đâu thì thủ tục cũng tương tự nhau nên chúc bạn Thuần sớm mua được nhiều đất nhé 😀
K thay sdt of bạn nhỉ. Minh dang chuẩn bị mua 1 căn tập the dưới Thanh Xuan muon xin ban tu van
Chào bạn, mình muốn hỏi là mình đã mua một mảnh đất đã làm tất cả mọi thủ tục công chứng giấy tờ xong, thì người thân của bên bán kiện bên bán vì vậy bây giờ mình không làm được sổ đỏ, nhưng người đứng tên sổ đỏ tức bên bán quyết tâm bán cho mình, hiện bây giờ mình đã làm nhà trên mảnh đất đó, mình có bị rủi ro gì không, giấy tờ của văn phòng công chứng đầy đủ có tác dụng gì không? Mình cảm ơn.
Bạn cần phải xem tranh chấp của bên bán là gì, trường hợp này bạn có thể có rủi ro là nếu như tranh chấp đó được tòa án thụ lý và bên bán thua kiện thì rất có thể xảy ra trường hợp tòa án không công nhận quyền sử dụng đất của bên bán, dẫn đến việc sổ đỏ đã cấp cho bên bán bị hủy và hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng sẽ vô hiệu. Vì vậy bạn cần theo dõi và tìm hiểu về tranh chấp của bên bán và cố gắng tìm cách giải quyết bằng việc hòa giải là tốt nhất.
Cho mình hỏi, mình mua căn nhà gắn liền với đất, giá trị 1.5 tỷ. Thỏa thuận là bán đến công chứng. Vậy số tiền thuế mình cần nộp là bao nhiêu? Và nếu bán đến công chứng thì mình sẽ tự đi khai nộp tất cả các khoản thuế đó mà không cần người bán có được không? Có rủi ro gì cho người mua là mình trong trường hợp này không. Xin cảm ơn.
Về số tiền thuế phải nộp, bạn tham khảo bài viết: Lưu ý kiểm tra sổ đỏ ghi nợ nghĩa vụ tài chính nhé. Trong đó phần 1 và phần 2 mình có nói cách tính Thuế chuuyển quyền (cách tính như Thuế Thu nhập cá nhân và là nghĩa vụ của bên bán) và Lệ phí trước bạ (nghĩa vụ của bên mua). Bạn tham khảo để có thể tính được tương đối số tiền phải nộp nhé.
Như mình đã đề cập trong bài viết này, bạn có thể tự khai và nộp tất cả mà không cần người bán nhé, khi đi làm hợp đồng công chứng, bạn nói rõ để công chứng viên biết và ghi vào Hợp đồng là được. Nếu cần thiết bạn có thể làm thêm Giấy ủy quyền. Bạn chỉ cần lấy đầy đủ bản sao giấy tờ, hồ sơ của bên bán là có thể hạn chế được rủi ro khi tự đi làm sang tên sổ đỏ nhé.
Bạn ơi cho mình hỏi trường hợp của mình xíu nhé. Mình mua mảnh đất đó 820tr nhưng ng mua yêu câu khi khai trong hợp đồng mua bán thì chỉ là 150tr thôi để giảm bớt tiền đóng thuế, vậy có sao k bạn? Sau này lỡ có tranh chấp gì k? Cảm ơn bạn nhiều
Thực ra việc ghi như vậy là trái quy định của pháp luật và bất lợi hơn cho bên mua. Tuy nhiên đây lại là một thực tế rất phổ biến hiện nay. Vì vậy để hạn chế rủi ro thì khi giao tiền, kể cả chuyển khoản hay giao tiền mặt thì bạn cũng nên lập biên bản giao nhận tiền trong đó ghi rõ số tiền và mục đích giao. Ngoài ra nếu chuyển khoản thì bạn cũng ghi mục đích chuyển, và giữ cẩn thận các giấy tờ là có thể hạn chế phần lớn rủi ro rồi 🙂
Cảm ơn Ngoc Blue nhiều nhé, chúc bạn nhiều sức khoẻ và thành công❤️
“lập biên bản giao nhận tiền trong đó ghi rõ số tiền và mục đích giao” : bạn có thể cho ví dụ cụ thể đc k ạ? mình chưa rõ quy trình của giai đoạn giao nhận tiền lắm. Cám ơn bạn.
Nghĩa là trong biên bản giao nhận tiền ghi rõ: Số tiền Bên A giao cho Bên B là:x, Mục đích giao tiền: Mua bán / chuyển nhượng nhà, đất. Quy trình giai đoạn giao nhận tiền thì mỗi trường hợp một khác, mỗi bên sẽ áp dụng tùy theo điều kiện, hoàn cảnh thực tế lúc đó bạn nhé.