Chia tài sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là vấn đề khá mới mẻ và có vẻ “tế nhị” trong quan hệ hôn nhân giữa các cặp vợ chồng tại Việt Nam. Mặc dù quy định về chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân đã được đưa vào Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam một thời gian khá dài.
Bài viết hôm nay Luật NBS sẽ hướng dẫn và tư vấn cho bạn các vấn đề pháp lý và các bước cần thực hiện để chia tài sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Theo văn hóa và truyền thống lâu đời của người Việt Nam, khi mối quan hệ các cặp đôi đang hết sức tốt đẹp thì hiếm có ai lại nghĩ đến việc chia tài sản. Việc bỗng nhiên có một người đề xuất chia tài sản có thể sẽ làm rạn nứt mối quan hệ và hình thành một sự nghi ngờ lần nhau, cho dù ban đầu 2 người kết hôn hoàn toàn vì yêu nhau, chứ không vì mục đích vật chất nào khác.
Tôi cho rằng đó là tâm lý rất bình thường và dễ hiểu đối với các cặp vợ chồng người Việt Nam.
Phần lớn các trường hợp đề nghị chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà chúng tôi tư vấn là các trường hợp mà 2 người đã có mâu thuẫn và có thể sắp ly hôn.
Tuy vậy thì khi xã hội ngày càng hiện đại và phát triển thì quy định chia tài sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một quy định rất văn minh và sẽ hạn chế được khá nhiều mâu thuẫn và tranh chấp trong tương lai. Thậm chí nếu như việc này được giải quyết tốt ngay từ trước khi kết hôn thì còn có thể giúp cho quan hệ hôn nhân được bền vững hơn.
- Tham khảo bài viết: Thỏa thuận tài sản vợ chồng trước khi kết hôn
* THẾ NÀO LÀ TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG *
Tất cả những tài sản trên có thể không phải là tài sản chung vợ chồng khi:
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung |
Điều kiện chia tài sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Để có thể chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân đúng quy định cần những điều kiện sau:
- Vợ chồng cùng đồng ý thỏa thuận: Có nghĩa là hai vợ chồng cùng đồng ý sẽ chia tài sản chung và thống nhất chia theo phần như thế nào, phần nào thuộc về ai.
Trường hợp vợ / chồng đồng ý chia tài sản chung mà không thỏa thuận được với nhau về việc chia như thế nào thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết chia tài sản theo các nguyên tắc đã được chúng tôi nêu trong bài viết: Nguyên tắc chia tài sản của tòa án khi ly hôn |
- Có thể thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản: Vợ chồng không nhất thiết phải thỏa thuận chia toàn bộ tài sản, mà có thể lựa chọn tài sản nào muốn thỏa thuận chia. Những tài sản chưa chia có thể được thỏa thuận chia bất kỳ lúc nào trong thời kỳ hôn nhân.
- Thỏa thuận chia tài sản phải được lập thành Văn bản: Điều này quá rõ ràng, thỏa thuận bằng lời nói không lập thành văn bản sẽ không có giá trị pháp lý.
- Văn bản được công chứng theo yêu cầu của các cặp vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật: Có nghĩa là Văn bản thỏa thuận chia tài sản không bắt buộc phải công chứng, tuy nhiên tùy theo quy định của pháp luật áp dụng với từng loại tài sản, có những tài sản mà thỏa thuận chia phải được công chứng mới có giá trị pháp lý
Trường hợp không được chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân
Theo quy định của pháp luật, không phải tài sản chung nào cũng chia được, cũng không phải có thể chia tài sản chung trong bất cứ trường hợp nào. Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
TRƯỜNG HỢP 1: Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
TRƯỜNG HỢP 2: Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
- Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
- Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
- Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
- Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
- Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hiệu lực của thỏa thuận chia tài sản chung
Về hiệu lực của việc chia tài sản chung được quy định cụ thể như sau:
- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
- Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
- Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
- Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận cũng phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật
- Kể từ ngày thỏa thuận chấm dứt của vợ chồng có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định về Tài sản chung (Điều 33) và Tài sản riêng (Điều 43) của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
- Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.
Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân
Bạn cần lưu ý những nội dung dưới đây để quyết định có chia tài sản chung hay không:
1. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.
- Tham khảo thêm: Tòa án chia tài sản khi ly hôn theo nguyên tắc nào?
2. Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
3. Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
4. Thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.
Các bước chia tài sản vợ chồng
Với quy định pháp luật như đã nêu trên, chúng tôi tư vấn và hướng dẫn cho bạn các bước để thực hiện như sau:
BƯỚC 1: Liệt kê các tài sản vợ chồng muốn phân chia
BƯỚC 2: Kiểm tra tài sản có thuộc các trường hợp vô hiệu theo quy định không: Nếu có thì hãy loại tài sản đó ra, nếu không có hoặc không biết thì sau này phần thỏa thuận chia tài sản đó sẽ bị vô hiệu, phần còn lại nếu không vi phạm vẫn sẽ có hiệu lực bình thường.
BƯỚC 3: Liên hệ tư vấn pháp luật (nếu còn vấn đề chưa rõ) và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết
BƯỚC 4: Soạn thảo nội dung văn bản: Khi sử dụng dịch vụ tư vấn và soạn văn bản của Luật NBS, bạn chỉ cần nêu yêu cầu và nội dung thỏa thuận sơ bộ, chúng tôi sẽ soạn thảo văn bản đầy đủ, chặt chẽ về nội dung và hình thức phù hợp quy định.
BƯỚC 5: Công chứng văn bản: Mặc dù quy định công chứng không bắt buộc, chúng tôi vẫn khuyên bạn nên công chứng để đảm bảo tính pháp lý cho văn bản và thuận tiện cho việc làm thủ tục sau này
Sau khi đã ký và công chứng Văn bản thỏa thuận chia tài sản, vợ chồng có thể sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hoặc hủy bỏ văn bản bất cứ lúc nào với điều kiện:
|
Đó là các quy định của pháp luật và các bước thực hiện việc chia tài sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đúng quy định mà Luật NBS tư vấn và hướng dẫn cho bạn.
Nếu có ý kiến hay câu hỏi liên quan, các bạn có thể gửi phản hồi ở dưới bài viết này, hoặc liên hệ riêng với chúng tôi để được tư vấn.
Bạn cũng có thể ấn nút “Theo dõi” để cập nhật các thông báo về bài viết mới nhất của chúng tôi qua email.
> Hãy cung cấp địa chỉ email chính xác
> Vui lòng bình luận / đặt câu hỏi bằng tiếng Việt có dấu
> Cố gắng tìm nội dung bạn cần trên Luật NBS trước khi đặt câu hỏi
* Mọi bình luận bằng tiếng Việt không dấu chúng tôi sẽ không phản hồi