Khi bạn đã tìm được căn nhà, thửa đất, hai bên mua bán đều ưng ý rồi thì có lẽ điều đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến đó là sẽ đặt cọc để mua bán nhà đất đó.
Vậy bạn có nên đặt cọc mua bán nhà đất không? Việc đặt cọc liệu đã an toàn và chắc chắn chưa? Bạn cần làm gì để đặt cọc mua bán nhà đất an toàn?
Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn tất cả những vấn đề đó.
Đặt cọc là khái niệm rất dễ hiểu với không chỉ những người mua bán nhà đất mà cả những người cho thuê nhà, mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ..v..v.. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ phân tích các vấn đề liên quan đến đặt cọc mua bán nhà đất.
Nếu đang đọc đến đây, chắc chắn bạn cũng là người hiểu cơ bản đặt cọc mua bán nhà đất là gì. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi: đặt cọc mua bán nhà đất có được quy định trong luật không và quy định như thế nào? Câu hỏi này sẽ được giải đáp bằng quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 328. Đặt cọc
- Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
- Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Quy định tại Bộ luật dân sự 2015
Đó là quy định của luật, còn thực tế việc đặt cọc có những ưu điểm và rủi ro sau:
Ưu điểm của đặt cọc mua bán nhà đất
Những ưu điểm này chắc hẳn bạn cũng đã biết, đó là:
- Người mua cảm thấy yên tâm sẽ giữ và mua được thửa đất, căn nhà ưng ý, phù hợp.
- Người bán cảm thấy yên tâm vì đã có người mua nhà, đất của mình và có thêm 1 khoản tiền mà chưa cần phải làm thủ tục sang tên.
- Điều khoản phạt cọc (Khoản 2 Điều 328 nêu trên) giúp các bên cùng phải có trách nhiệm giữ lời hứa và chữ tín nếu không muốn bị phạt hoặc mất tiền cọc.
- Người mua có thời gian chuẩn bị tiền nếu chưa đủ để thanh toán 1 lần.
- Người bán có thời gian chuẩn bị dọn dẹp đồ đạc (nếu đang ở tại đó), thanh lý Hợp đồng thuê nhà (nếu đang cho thuê), giải quyết các việc cần thiết khác để bàn giao nhà, sổ đỏ và các giấy tờ cho bên mua.
Rủi ro của đặt cọc mua bán nhà đất
Biện pháp Đặt cọc nghe có vẻ chắc chắn và yên tâm như vậy nhưng thực ra lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro cho cả 2 bên, đó là các rủi ro sau:
- Nếu số tiền đặt cọc hoặc số tiền phạt cọc quá ít so với giá trị nhà đất mua bán, thì bên bán rất dễ vi phạm hợp đồng nếu có người mua khác trả giá cao hơn.
- Nếu số tiền đặt cọc hoặc số tiền phạt cọc quá nhiều so với giá trị nhà đất mua bán, sau khi đặt cọc vì lý do nào đó bên bán không muốn bán hoặc không bán được nữa thì việc bên mua đòi lại tiền cọc và tiền phạt cọc (nếu có) trong trường hợp này có thể sẽ không dễ dàng.
- Nếu thời gian đặt cọc quá dài, bên bán sẽ bị thiệt nếu nhà đất tăng giá, bên mua sẽ bị thiệt nếu bên bán trong thời gian đó mang sổ đỏ đi thế chấp vay ngân hàng, hoặc tham gia vào 1 giao dịch khác ngắn hạn và không may đến thời điểm mua bán thì không lấy sổ đỏ gốc về được.
- Nếu không may phải hoàn trả tiền cọc hoặc phạt cọc, mà hai bên không thương lượng được thì có thể sẽ dẫn đến tranh chấp thậm chí khiếu kiện để giải quyết. Việc này vừa mất thời gian, công sức, tiền bạc của các bên mà nhà đất lại bị đóng băng, ngăn chặn không thể giao dịch được do có tranh chấp.
- Người bán có thể cùng lúc bán cho nhiều người mua trong thời gian đặt cọc mà người mua không hề biết.
Không nên đặt cọc hoặc sử dụng những hình thức tương tự khi bạn định mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ. |
Xem thêm:
- Mua bán đất viết tay và Các giải pháp hạn chế rủi ro
- Tư vấn Hợp đồng đặt cọc nhà đất & tài sản (có mẫu Hợp đồng)
Như vậy, bạn có thể thấy việc đặt cọc mua bán nhà đất lại tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với việc mua bán nhà đất mà thanh toán luôn một lần.
Do đó nếu trước đây, bạn nghĩ rằng đã mua bán nhà đất thì chắc chắn phải đặt cọc, hoặc là đặt cọc sẽ giúp việc mua bán nhà đất an toàn và thuận lợi hơn, thì có lẽ bạn nên cân nhắc điều này.
Tuy vậy thì thực tế không phải ai cũng muốn hoặc cũng có đủ điều kiện để thanh toán một lần. Có rất nhiều lý do để bạn muốn đặt cọc mua bán nhà đất trước khi thanh toán toàn bộ và ký hợp đồng mua bán chuyển nhượng.
Các bên thường đặt cọc mua bán nhà đất trong các trường hợp phổ biến sau:
- Bên bán nhà đất yêu cầu phải đặt cọc cho chắc chắn mới đồng ý bán.
- Bên bán chưa thể bàn giao nhà hoặc giấy tờ, sổ đỏ ngay (chẳng hạn nhà đang cho thuê, chưa tìm được chỗ ở mới, sổ đỏ đang thế chấp ngân hàng..v..v..).
- Bên mua nhà đất chưa đủ tiền để thanh toán ngay.
- Bên mua nhà đất quá thích nhà, đất đó.
Và nhiều lý do khác để các bên muốn đặt cọc mua bán nhà đất trước khi chính thức ký công chứng hợp đồng mua bán.
Vậy làm thế nào để việc đặt cọc mua bán nhà đất được an toàn? Bạn hãy lưu ý những điều sau:
Lưu ý 1:Đặt cọc bao nhiêu tiền?
Không có công thức chung cho việc đặt cọc bao nhiêu tiền là hợp lý, tuy nhiên bạn có thể căn cứ vào các yếu tố sau để đặt cọc hoặc đưa ra số tiền đặt cọc mua bán nhà đất phù hợp với thực tế:
Nếu bạn bán được nhà đất “đắt” so với giá thị trường, mà bạn yêu cầu đặt cọc quá nhiều thì bên mua cũng sẽ phải cân nhắc “lâu lâu” và có thể làm lỡ mất cơ hội của bạn
Bạn là bên mua thì hãy cân nhắc xem bạn và gia đình thích căn nhà, thửa đất đó ở mức độ như thế nào để quyết định số tiền cọc là bao nhiêu. “Thích” ở đây gồm nhiều yếu tố như: vị trí nhà đất có ở trung tâm, có đẹp và thuận tiện đi lại không, có hợp phong thủy, môi trường, hàng xóm xung quanh, không khí trong lành hay không… Có rất nhiều yếu tố để đánh giá tùy thuộc vào tiêu chí của mỗi người.
Bạn hãy cân nhắc số tiền cọc dựa vào mức độ “thích” và phù hợp của bạn và gia đình với nhà đất định mua
Nếu bạn là bên bán, bạn hãy xem điều kiện, vị thế nhà đất của mình và thái độ của bên mua để cân nhắc đưa ra số tiền cọc là bao nhiêu.
Với những rủi ro như trên nếu xảy ra, thì bạn thấy có thể chấp nhận được số tiền đặt cọc là bao nhiêu.
Nhà đất có thể bị ngăn chặn và dừng tất cả các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp… nếu nhà, đất đó có tranh chấp (bao gồm cả tranh chấp liên quan đến đặt cọc mua bán) |
Lưu ý 2:Phạt cọc bao nhiêu tiền?
Trong quy định tại Khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 nêu trên, nếu như đã đặt cọc mua bán nhà đất, sau đó bên bán (bên nhận đặt cọc) không bán nữa thì bên bán sẽ phải hoàn trả lại cho bên mua (bên đặt cọc) số tiền bằng 2 lần số tiền đặt cọc. Nếu bên mua không mua nữa thì bên mua không được hoàn trả lại tiền đặt cọc.
Đó là hình thức phạt cọc thông thường và phổ biến.
Tuy nhiên bạn không nhất định phải áp dụng đúng như vậy, và tại Khoản 2 Điều 328 cũng quy định: trừ trường hợp có thỏa thuận khác
Như vậy các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận một mức phạt cọc khác phù hợp với thực tế của giao dịch mua bán. Chẳng hạn nếu số tiền đặt cọc ít thì phạt cọc có thể cao hơn để cân đối quyền lợi và trách nhiệm của các bên.
Lưu ý 3:Thời hạn đặt cọc bao lâu?
Thời hạn đặt cọc bao lâu sẽ căn cứ vào thời gian mà bên mua có thể chuẩn bị đủ tiền và Thời gian bên bán có thể chuẩn bị đủ giấy tờ và nhà để bàn giao.
Nói chung đó là thời gian mà hai bên đã cùng mong muốn và sẵn sàng ký công chứng hợp đồng mua bán / chuyển nhượng, giao tiền và nhận nhà.
Khi đặt cọc mua bán nhà đất, mỗi bên đều có những mong muốn, yêu cầu và điều kiện riêng của mình. Vậy để giao dịch thành công, vui vẻ, thuận lợi thì luôn cần có sự cân đối quyền lợi của cả 2 bên mua và bán, không nên để bên nào bị thiệt quá, cũng như không nên giành hết phần lợi về phía mình. |
Có một điều quan trọng bạn luôn phải nhớ khi đặt cọc mua bán nhà đất, đó là:
Việc đặt cọc mua bán nhà đất luôn phải lập thành văn bản:
Hợp đồng đặt cọc cần có đầy đủ chữ ký của các bên. |
Vậy lập Hợp đồng đặt cọc theo hình thức nào để an toàn cho các bên? Tôi sẽ đưa ra 4 phương án tương ứng với 4 mức độ an toàn để bạn có thể lựa chọn phù hợp tùy vào thực tế:
(Ấn vào để xem chi tiết)
(Ấn vào để xem chi tiết)
(Ấn vào để xem chi tiết) (Ấn vào để xem chi tiết)
Bạn có thể thấy, phương pháp đơn giản thì sẽ ít an toàn và ít chi phí hơn, ngược lại nếu bạn muốn an toàn thì bạn sẽ cần giấy tờ thủ tục và chi phí nhiều hơn một chút.
An toàn hơn không có nghĩa là sẽ không bao giờ phát sinh tranh chấp, mà có nghĩa là hạn chế được tối đa việc phát sinh tranh chấp. Và khi phát sinh tranh chấp thì bạn sẽ được bảo vệ quyền lợi tốt hơn và việc chứng minh dễ dàng và rõ ràng hơn. |
Sau khi đọc bài viết này, bạn đã lựa chọn được phương án đặt cọc mua bán nhà đất chưa?
Nếu có thắc mắc hay câu hỏi liên quan, các bạn có thể gửi phản hồi ở dưới bài viết này hoặc liên hệ riêng với chúng tôi để được tư vấn.
Bạn cũng có thể ấn nút “Theo dõi” để cập nhật các thông báo về bài viết mới nhất của chúng tôi qua email.
Kim Anh
Chào luật sư!
Gia đình tôi vào cuối năm 2018 có bán đất cho bên b là 120m trong tổng số 430m, bên b chịu trách nhiệm về chi phí làm số cũng như cắt sổ nên bên b đã cầm giấy tờ đất của tôi để đi làm.bên b đã đưa tiền cọc cho gia đình tôi hết 90% số tiền đất.Nên tôi tin tưởng bên b có ng quen sẽ làm được sổ nhanh.nhưng đến nay đã 2 năm rồi vẫn không làm được sổ và không chịu trả sổ hay cùng với gia đình tôi đi làm mà nói bản thân nhờ người quen làm giúp.nhiều lần gia đình tôi đã gọi hay đến nhà để để giải quyết nhưng đều không được.đến cuối năm 2020 gia đình tôi vỡ nợ và bị bên thứ 3 kiện .sau khi ra tòa vì gia đình tôi không có khả năng trả nợ nên bị cục thi hành án kê biên tài sản.bảo gồm miếng đất tôi đã bán cho bên b.tôi vẫn còn giữ tất cả các ghi âm mà bên b đã hẹn tôi ngày có sổ trong suốt 2 năm qua và một số ghi âm bên b yêu cầu tôi chịu thêm tiền làm sổ vì nói làm sổ tốn 100 triệu cũng như bên b kiêu người giả làm địa chính xuống nhà tôi đo đất.đến nay khi cục thi hành án đòi sổ bên b vì đến bây giờ bên b vẫn đang giữ sổ đất .Thì bên b kiện ngược lại tôi là k có mặt để làm sổ cho bên b.Trước khi thụ lý vụ án của bên b thì tòa án có gọi điện cho gia đình tôi yêu cầu tôi lên hòa giải mà k hề có giấy triệu tập hay gì cả.vậy theo nhờ luật sư tư vấn giúp là vụ án này có thụ lý được không vì bên b là ng làm sai hợp đồng.
Ngoc Blue
Nếu như tòa án đã liên hệ thì có thể họ đã thụ lý vụ án, tuy nhiên bất cứ thông báo nào của tòa án gửi đến bạn cũng sẽ phải lập thành văn bản. Việc tòa án thụ lý không có nghĩa là bên b sẽ thắng kiện, vì vậy bạn nên chuẩn bị các chứng cứ để khi cần thì nộp cho tòa án theo quy định
Ngọc Hân
Chào Luật sư cho em hỏi!
Em có căn nhà bán với tình trạng cọc theo hợp đồng tín dụng ( do qsdnđ) được thế chấp ngân hàng. Và được phòng công chứng xác nhận hợp đồng cọc .
Cụ thể trong 45ngày kể từ ngày cọc bên B (bên mua) thanh toán cho bên A ( bên bán ) số tiền còn lại và giữ lại 5% giá trị của tổng số tiền nhà sau khi thủ tục xong thì thanh toán 5% còn lại.
Hiện tại bên B thanh toán 1 số tiền cho bên A ( khoảng 30%) tổng giá trị căn nhà . Kêu bên A làm hợp đồng mua bán cập nhật sang tên bên B.
Bên A ko chịu và bắt buộc bên B làm giấy Uỷ quyền cho căn nhà đang mua sau khi hoàn tất 70% còn lại thì sẽ xoá Uỷ Quyền.( vẫn cập nhật tên nhưng phải có giấy uỷ quyền.
Bên B vẫn quyết tâm ko chịu và lôi bên thứ 3 là ngân hàng vào để chứng thực chuyển tiền vào tài khoản nhưng bị phong toả tiền đến khi nào thủ tục sang tên bên A qua bên B hoàn tất.
Điều em cần hỏi ở đây là thời gian hoàn tất là 45 ngày đúng là em sẽ nhận hoàn toàn bằng tiền mặt ( hoặc chuyển khoản) bên A có quyền từ chối ko kí hợp đồng mua bán với bên B thì cũng ko vi phạm phải ko ạ
Vì thời gian 45 ngày bên A có làm thủ tục vay ngân hàng thế nào thì bên A phải hoàn tất tiền đúng 95% theo đúng hợp đồng cọc phải ko ạ
Bên mình cũng ko rành về luật mong được luật sư hỗ trợ sớm nhất ạ !
Em xin cám ơn !
Ngoc Blue
Trường hợp của bạn phải xem hợp đồng đặt cọc cụ thể mới xác định được, về cơ bản thì đúng như bạn nói, thời hạn là 45 ngày. Tuy nhiên khi có tranh chấp thì cần xem xét đến các điều khoản khác trong hợp đồng.
Ducth
Luật sư cho hỏi trường hợp đất nuôi trồng thủy sản (đã xây dựng nhà cấp 4) thì lúc sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có gặp khó khăn gì không? Xin cảm ơn,
Ngoc Blue
Đủ điều kiện là làm thủ tục sang tên được thôi bạn, bạn hỏi khó khăn gì thì phải có hồ sơ cụ thể mới xác định được
Nguyen Thi Quoc Huong
Tôi (Bên A ) Muốn Hỏi Gia đình Tôi Bán Mảnh Đất Cho Một Người Hàng Sớm ( Gọi B) Diện tích 497m2
Trước Khi Giao Dịch Tôi Có vay nóng Thế Chấp Sổ là 3,500ctrieu (Bên C)
Khi Tôi Thương lượng sẽ bán cho Bên B Thửa Đất Ấy Với Giá 5,500 Triệu Bên B Đã Đồng Ý
Khi Vào thương lượng với Ba Mẹ Tôi Thì Mẹ Tôi Có bớt Cho Bên B 100 triệu Để Bên B Làm Giấy Tờ Sang Tên
Khi nào Ra sổ Bên B Sẽ thành toán số tiền 1 tỷ Còn lại cho bên GĐ Tôi
Vì GĐ tôi Đang Cần số tiền 4.500tr Để Trả Cho Bên C nên Hẹn Bên B Và Bên C Cùng Lên phòng Công chứng Để Xoá Thế Chấp Khoản
Vay Của GĐ Tôi Cho Bên C tại Phòng Công chứng 1 Tỉnh Bình Dương
Khi xoá Thế ChẤp Song GĐ Tôi Làm Thủ Tục Uỷ quyền chuyển nhượng mua bán Cho Bên B
Nhưng Không làm Giấy tờ Đăt Cọc
Trong quá trình Làm Sổ Thì Bên B Tiềm Đủ Lý do nói gia đình tôi Lừa Đảo Nên Không trả Số Tiền 1ty Còn lại Cho GĐ Tôi Đến Nay là Một Năm Khi Tôi Liên hệ Bên B Nhiều lần Từ Chối Và Yêu cầu tôi đi Thưa công an, Không Nói Chuyện Với Ba Mẹ Tôi Thách Thức gia đình tôi Thưa công an
GĐ Tôi Có Ra Ủy ban Hỏi Thì Nói hai bên tự giải quyết
Bên công an phường cũng vậy Mong luật sư Chỉ tôi hướng đi
Ngoc Blue
Trường hợp của bạn rất tiếc phải xem hồ sơ cụ thể mới xác định được, chẳng hạn như hợp đồng chuyển nhượng nội dung thế nào, 2 bên thỏa thuận thanh toán và tiên mua bán có lập thành văn bản không hay chỉ thỏa thuận miệng… và còn cần nhiều thông tin và hồ sơ cụ thể mới xác định được. Trong trường hợp này tốt nhất bạn nên mang hồ sơ đến văn phòng luật sư tại Bình Dương để được tư vấn thì sẽ có hướng giải quyết hiệu quả hơn