Đặt cọc là một biện pháp để bảo đảm thực hiện hợp đồng. Vì vậy Hợp đồng đặt cọc có thể áp dụng cho bất cứ giao dịch mua bán, thương mại, dân sự nào mà không chỉ giới hạn với việc mua bán nhà đất.
Việc đặt cọc mua bán nhà đất là một giao dịch khá phổ biến và có nhiều điểm đặc thù. Nếu như bạn đang có ý định đặt cọc để mua bán nhà đất thì trước tiên bạn nên tham khảo bài viết sau của Luật NBS: Cách đặt cọc mua bán nhà đất an toàn hiệu quả
Sau khi đã tham khảo bài viết trên, nếu như bạn vẫn quyết định sẽ lập Hợp đồng đặt cọc, thì với bài viết này Luật sư của chúng tôi sẽ tư vấn và hướng dẫn cho bạn cách soạn Hợp đồng đặt cọc an toàn, đầy đủ và chặt chẽ
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Khi soạn Hợp đồng đặt cọc, có 2 vấn đề bạn cần quan tâm đó là hình thức và nội dung
Hình thức Hợp đồng đặt cọc
Theo quy định, Hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng, mà sẽ được công chứng nếu các bên có nhu cầu. |
Có 4 hình thức lập hợp đồng đặt cọc mà bạn có thể lựa chọn, được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về mức độ an toàn pháp lý như sau:
(Ấn vào để xem chi tiết)
(Ấn vào để xem chi tiết)
(Ấn vào để xem chi tiết) (Ấn vào để xem chi tiết)
Bạn có thể thấy, phương pháp đơn giản thì sẽ ít an toàn và ít chi phí hơn, ngược lại nếu bạn muốn an toàn thì bạn sẽ cần giấy tờ thủ tục và chi phí nhiều hơn một chút.
An toàn hơn không có nghĩa là sẽ không bao giờ phát sinh tranh chấp, mà có nghĩa là hạn chế được tối đa việc phát sinh tranh chấp. Và khi phát sinh tranh chấp thì bạn sẽ được bảo vệ quyền lợi tốt hơn và việc chứng minh dễ dàng và rõ ràng hơn. |
*Lựa chọn hình thức nào cho Hợp đồng đặt cọc?*
Để biết cách soạn Hợp đồng đặt cọc theo hình thức nào, trước tiên bạn cần căn cứ vào tình trạng pháp lý của nhà cho thuê. Cụ thể như sau
Đặt cọc nhà đất đã có sổ đỏ
Với nhà đất đã có sổ đỏ, bạn có thể lựa chọn 1 trong các phương án dưới đây được chúng tôi sắp xếp theo mức độ an toàn pháp lý từ cao đến thấp:
- #1: Công chứng Hợp đồng đặt cọc
- #2: Lập Vi bằng Hợp đồng đặt cọc
- #3: Luật sư tư vấn soạn thảo Hợp đồng, có người làm chứng
- #4: Hai bên tự lập và tự ký Hợp đồng
Đặt cọc nhà đất chưa có sổ đỏ
Chúng tôi không khuyến khích việc mua bán hay đặt cọc nhà đất khi chưa có sổ đỏ, vì trường hợp này thường có nhiều rủi ro và nguy cơ tranh chấp hơn.
- Tham khảo thêm: Có nên mua bán nhà đất theo giấy viết tay và hợp đồng ủy quyền?
Tuy nhiên, nếu như bạn vẫn muốn đặt cọc nhà đất chưa có sổ đỏ thì bạn có thể lựa chọn 1 trong các phương án theo mức độ an toàn pháp lý từ cao đến thấp sau đây:
- #1: Lập Vi bằng Hợp đồng đặt cọc
- #2: Luật sư tư vấn soạn thảo Hợp đồng, có người làm chứng
- #3: Hai bên tự lập và tự ký Hợp đồng
Khi sử dụng dịch vụ của Luật NBS, đối với giao dịch đặt cọc, dựa trên các thông tin và giấy tờ mà bạn cung cấp, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn những rủi ro và cách khắc phục, tư vấn nên làm theo hình thức nào an toàn, phù hợp và tiết kiệm nhất với điều kiện và yêu cầu của của bạn.
Nội dung Hợp đồng đặt cọc
Các điều khoản cơ bản:
Hợp đồng đặt cọc gồm các điều khoản cơ bản sau:
- Thông tin cá nhân của bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc
- Căn cứ đặt cọc và Thông tin về tài sản, nhà đất đặt cọc
- Thời hạn đặt cọc và giá mua bán nhà đất
- Số tiền đặt cọc và phạt cọc
- Phương thức thanh toán và Các đợt thanh toán tiền đặt cọc (nếu có)
- Phương thức giải quyết tranh chấp và Điều khoản bất khả kháng
- Quyền, nghĩa vụ, Cam đoan của các bên và các điều khoản chung khác.
Các điều khoản cần lưu ý:
Nói chung đã là hợp đồng thì điều khoản nào bạn cũng cần quan tâm. Tuy nhiên có 1 số điều khoản bạn cần lưu ý đọc kỹ hơn.
Đối với Hợp đồng đặt cọc thì đó là các điều khoản sau:
- Thông tin nhà đất đặt cọc: Kiểm tra các thông tin về nhà đất đặt cọc đã đúng với sổ đỏ hoặc các giấy tờ khác hay chưa (tùy vào hình thức bạn lựa chọn)
- Thời hạn đặt cọc và giá mua bán: Kiểm tra thời hạn đặt cọc, giá mua bán nhà đất đã đúng như 2 bên thỏa thuận chưa
- Số tiền đặt cọc và phạt cọc: Kiểm tra số tiền đặt cọc, phạt cọc đã đúng như 2 bên thỏa thuận chưa
- Các đợt thanh toán tiền cọc (nếu có): Kiểm tra số tiền và các đợt thanh toán nếu như 2 bên thỏa thuận thanh toán thành nhiều đợt
Tham khảo thêm:
- Cách đặt cọc mua bán nhà đất an toàn hiệu quả
- Tư vấn Hợp đồng mua bán nhà đất có sổ đỏ (có mẫu kèm theo)
Nếu bạn thấy rằng đã hiểu hết hợp đồng và nội dung Hợp đồng đã đúng với yêu cầu của bạn thì bạn có thể ký kết Hợp đồng.
Nếu bạn thấy rằng có những điều khoản trong Hợp đồng mà bạn chưa hiểu hoặc nội dung chưa phù hợp thì tùy vào hình thức hợp đồng bạn lựa chọn mà bạn có thể yêu cầu:
- Luật sư / Công chứng viên / Thừa phát lại giải thích và sửa hợp đồng cho bạn
- Hai bên tự thương lượng và tự sửa Hợp đồng
Khi sử dụng dịch vụ của Luật NBS, chúng tôi sẽ tư vấn toàn bộ cho bạn:
|
* Lưu ý: Đây chỉ là mẫu tham khảo cơ bản, KHÔNG phải là mẫu có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp đặt cọc.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về các vấn đề liên quan đến Hợp đồng đặt cọc. Nếu có thắc mắc hay câu hỏi liên quan, các bạn có thể gửi phản hồi ở dưới bài viết này hoặc liên hệ riêng với chúng tôi để được tư vấn.
Bạn cũng có thể ấn nút “Theo dõi” để cập nhật các thông báo về bài viết mới nhất của chúng tôi qua email.
> Hãy cung cấp địa chỉ email chính xác
> Vui lòng bình luận / đặt câu hỏi bằng tiếng Việt có dấu
> Cố gắng tìm nội dung bạn cần trên Luật NBS trước khi đặt câu hỏi
* Mọi bình luận bằng tiếng Việt không dấu chúng tôi sẽ không phản hồi