Đây là tiểu mục (a), mục 2.1 của phần (2) Án lệ trong hệ thống pháp luật Anh và Mỹ trong Chương I của đề tài SV NCKH năm 2007: Án lệ và Khả năng áp dụng Án lệ ở Việt Nam
- Phần trước: Khái niệm Án lệ trong pháp luật quốc tế
Phần này do bạn cùng làm với tôi viết.
2. Án lệ trong hệ thống pháp luật Anh và Mỹ
2.1 Lịch sử của án lệ trong hệ thống pháp luật Anh, Mỹ
Án lệ xuất hiện khá sớm trong lịch sử phát triển loài người vào khoảng thế kỷ thứ III Trước Công Nguyên (TCN) (tức thời La Mã cổ đại) và tồn tại dưới hình thức các sắc dụ, phán quyết, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phù hợp với sự phát triển của xã hội La Mã thời cổ đại.Trải qua nhiều nét thăng trầm của lịch sử phát triển loài người án lệ được duy trì và phát triển trong hệ thống pháp luật các nước trên thế giới một cách chính thức hoặc không chính thức tồn tại đan xen trong các hệ thống pháp luật.
Án lệ được áp dụng rộng rãi trong truyền thống pháp luật Anh – Mỹ hay còn gọi là truyền thống pháp luật án lệ và là nguồn không thể thiếu trong truyền thống pháp luật Anh – Mỹ.
a) Lịch sử án lệ ở Anh:
Để giải thích tại sao ở Anh án lệ được sử dụng trong hoạt động xét xử như nguồn luật chủ yếu cần nghiên cứu về lịch sử hình thành hệ thống án lệ ở Anh.
Có thể nói án lệ có nguồn gốc từ nước Anh, án lệ xuất hiện từ thế kỷ XI (1066) ở Anh sau cuộc chinh phục của người Norman và là hệ quả của quá trình xây dựng chế độ phong kiến tập trung của Hoàng gia Anh.
- Có thể bạn quan tâm: [Ebook] Tài liệu nghiên cứu Án lệ
Vào thế kỷ XII nước Anh thành lập hệ thống Tòa án Hoàng gia, dần dần thay thế các toà truyền thống và nhanh chóng được các bên ưa chuộng. Thẩm phán Hoàng gia Anh trở thành thẩm phán “lưu động” đi xét xử khắp đất nước và họ làm quen với các tập quán khác nhau. Hàng năm các thẩm phán này tập trung về London để trao đổi kinh nghiệm xét xử thảo luận với nhau, so sánh điểm mạnh yếu của chúng, từ đó thống nhất nguyên tắc xét xử. Kết quả là các thẩm phán Hoàng gia ngày càng áp dụng thường xuyên hơn các quy định pháp luật giống nhau trên khắp đất nước từ đó mà án lệ ra đời.
Trong một thời gian dài Common Law đã giữ vị trí độc tôn trong hệ thống pháp luật Anh. Tới thế kỷ XVI sự ra đời của Luật Công Bình (Equity Law) đã dẫn đến Common Law và Luật Công Bình tồn tại song song với nhau. Cả Common Law và Luật Công Bình đều tạo ra án lệ.
Vào thế kỷ XVII, trào lưu luật La Mã xâm nhập vào Châu Âu và dần khẳng định được vị trí của mình thì lúc đó Commom Law gặp khó khăn. Nhà vua muốn áp dụng luật thành văn để kiểm soát công tác xét xử của các thẩm phán, đồng thời để củng cố quyền lực của mình hơn nữa việc áp dụng luật thành văn cũng thể hiện được tính ưu việt trong hoạt động xét xử. Trong khi đó nghị viện lại mong muốn duy trì Common Law để giữ vị trí của mình và dần tách khỏi sự kiểm soát của nhà vua, cuộc đấu tranh giữa hai xu thế này đưa đến kết quả Common Law đã thắng, án lệ tiếp tục được sử dụng trong hoạt động xét xử.
Năm 1789 cách mạng tư sản Pháp thành công xác lập sự tối cao của luật thành văn đã có ảnh hưởng không nhỏ và gây sóng gió cho Common Law, vì tư tưởng này được lan rộng ở các nước châu Âu. Tuy nhiên vào thời điểm đó Anh vẫn là một đế chế hùng mạnh với hệ thống thuộc địa lớn nhất thế giới, cùng với sự chặt chẽ, bảo thủ của thẩm phán, Common Law vẫn tồn tại ở Anh hơn thế nữa nó còn được lan rộng sang các nước khác, đặc biệt các thuộc địa của Anh như Ấn Độ, Hồng Kông, Singapore…
Hiện nay ở Anh án lệ vẫn là nguồn luật chủ yếu tồn tại bên cạnh luật thành văn và các nguồn luật khác, mặc dù khi có sự mâu thuẫn giữa án lệ và luật thành văn thì về nguyên tắc luật thành văn luôn được ưu tiên áp dụng nhưng các thẩm phán Anh luôn tìm cách hạn chế áp dụng luật thành văn để áp dụng án lệ vào xét xử.
Sở dĩ án lệ dược sử dụng lâu dài như vậy trong pháp luật Anh vì ngay từ khi hình thành đất nước hoàng đế William đã muốn xây dựng Anh Quốc thành một nhà nươc phong kiến tập quyền, tất cả quyền lực tập trung vào tay nhà vua, hơn nữa khi xâm chiếm vừng đất của người Ănglo – Sacxon nhà vua đã áp dụng ngay tập quán của họ để dễ bề cai quản đất nước. Sau khi đã ổn định về chính trị, xã hội và củng cố được đế chế của mình Anh vẫn là nước không có hiến pháp thành văn, và việc sử dụng án lệ trong hoạt động xét xử đã góp phần giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng. Anh là một nước có truyền thống “bảo thủ”, và văn hóa pháp lý của Anh nhìn nhận ở một khía cạnh nào đó cũng không phải là ngoại lệ. Ngày nay ở Anh về nguyên tắc luật thành văn luôn được ưu tiên áp dụng nhưng có thể thấy rằng các thẩm phán Anh vẫn luôn tìm cách để áp dụng án lệ.
- Phần tiếp theo: Lịch sử án lệ ở Mỹ
> Hãy cung cấp địa chỉ email chính xác
> Vui lòng bình luận / đặt câu hỏi bằng tiếng Việt có dấu
> Cố gắng tìm nội dung bạn cần trên Luật NBS trước khi đặt câu hỏi
* Mọi bình luận bằng tiếng Việt không dấu chúng tôi sẽ không phản hồi