Tuy nhiên, một điều thú vị là mặc dù không nhớ được những quy định trong các văn bản pháp luật nhưng khi có những vụ việc cụ thể xảy ra gắn với những quy định ấy thì họ lại nhớ rất lâu và lần sau khi gặp phải những tình huống tương tự, họ có thể nói ngay được là mình cần phải cư xử như thế nào cho phù hợp với pháp luật.
Và nếu như cách tư duy này được Tòa án áp dụng để xét xử thì đó được gọi là Án lệ.
Ở Việt Nam, khi nói đến pháp luật, chúng ta thường nghĩ ngay đến các bộ luật, nghị định, thông tư và thậm chí là nhiều văn bản dưới luật khác… với những điều khoản quy định một vấn đề cụ thể ở các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, đó chính là luật thành văn.
Với những người trong ngành luật, việc ghi nhớ những quy phạm pháp luật là điều tất yếu, nhưng đối với những người bình thường khác, khi cần đến pháp luật thì chỉ nghĩ đến việc đọc các văn bản thôi là họ đã thấy rất khó khăn, thậm chí đọc rồi cũng chưa chắc đã hiểu hết.
Tuy nhiên, một điều thú vị là mặc dù không nhớ được những quy định trong các văn bản pháp luật nhưng khi có những vụ việc cụ thể xảy ra gắn với những quy định ấy thì họ lại nhớ rất lâu và lần sau khi gặp phải những tình huống tương tự, họ có thể nói ngay được là mình cần phải cư xử như thế nào cho phù hợp với pháp luật.
Và nếu như cách tư duy này được Tòa án áp dụng để xét xử thì đó được gọi là Án lệ.
Đây là trích đoạn phần Đặt vấn đề trong Đề tài nghiên cứu khoa học của tôi về án lệ, có sửa lại 1 chút về câu chữ do tư duy và ngôn ngữ hồi còn là sinh viên khác với hiện tại.
Nội dung trên đây không phản ánh chính xác về bản chất của Án lệ, mà đó chỉ là cách tiếp cận ban đầu về tư duy, với hy vọng là những người dù là ngoài ngành luật khi đọc đều có thể hình dung được và cảm thấy mong muốn được tiếp cận những nội dung tiếp theo về án lệ.
> Hãy cung cấp địa chỉ email chính xác
> Vui lòng bình luận / đặt câu hỏi bằng tiếng Việt có dấu
> Cố gắng tìm nội dung bạn cần trên Luật NBS trước khi đặt câu hỏi
* Mọi bình luận bằng tiếng Việt không dấu chúng tôi sẽ không phản hồi