Khi có ý định đi kiện, một trong những điều mà những người khởi kiện quan tâm đầu tiên đó là nộp đơn ở Tòa án nào?. Cách xác định Tòa án để nộp đơn theo quy định thì không quá đơn giản nhưng cũng không hề phức tạp.
Trong bài viết này, Luật NBS sẽ hướng dẫn cho bạn các quy định để bạn có thể căn cứ vào đó xác định được với từng vụ việc thì nộp đơn kiện ở Tòa án nào.
* Phân biệt Vụ án dân sự – Việc dân sự *
Cụm từ “Vụ án dân sự” chúng tôi dùng trong bài viết này đã bao gồm các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các tranh chấp khác thuộc về dân sự.
Điều này cũng áp dụng đối với cụm từ “Việc dân sự” |
Trước tiên, bạn cần chú ý phân biệt giữa “vụ án dân sự” và “việc dân sự” (có thể được hiểu là tranh chấp dân sự và yêu cầu dân sự). Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng để bạn xác định thẩm quyền của Tòa án.
Chắc hẳn đa phần mọi người đều nghĩ rằng, khi có vụ việc phải giải quyết tại tòa án nghĩa là đã có tranh chấp xảy ra giữa các đương sự và có một hoặc nhiều người đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án, kiện một cá nhân hoặc tổ chức nào đó.
Nhưng thực ra không phải mọi trường hợp nộp đơn ra Tòa Dân sự đều là nộp đơn kiện và có tranh chấp. Có những việc bạn được yêu cầu tòa giải quyết mà không xuất phát từ bất kỳ tranh chấp hay mẫu thuẫn nào cả, thậm chí là khi ra tòa cũng chỉ cần có 1 bên. Vậy tại sao lại cần phải ra tòa? Đơn giản vì luật quy định những việc đó, yêu cầu đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mà không phải bất kỳ cơ quan, tổ chức nào khác.
Dưới đây là bảng so sánh tóm tắt cơ bản giữa Vụ án dân sự và Việc dân sự:
So sánh |
Vụ án dân sự |
Việc dân sự |
Tính chất | Có tranh chấp
Có đối kháng về lợi ích |
Không có tranh chấp
không có đối kháng về lợi ích |
Loại đơn nộp | Nộp đơn kiện | Nộp đơn yêu cầu |
Thủ tục | Phức tạp hơn | Đơn giản hơn |
Thời gian | Lâu hơn (~ 137-281 ngày) | Nhanh hơn (~ 63-100 ngày) |
Xét xử | Mở phiên tòa | Mở phiên họp |
Kết quả | Bản án | Quyết định |
Nộp tiền gì? | Án phí | Lệ phí Tòa án (ít hơn Án phí) |
Để hiểu rõ hơn thì bạn có thể xem chi tiết các nội dung dưới đây:
Nội dung bài viết khá dài, vì vậy ngoài việc tìm nội dung bạn cần bằng mục lục, thì bạn có thể tìm kiếm theo cách sau đây: Mẹo tìm kiếm nhanh: Tại trình duyệt máy tính bạn đang dùng để xem bài viết, ấn tổ hợp phím “Ctrl + F”, sau đó đánh cụm từ mà bạn muốn tìm kiếm. VD: “ly hôn”, “tài sản”… Và ấn Enter để đến kết quả mình cần Nếu xem trên điện thoại, bạn cũng có thể dùng chức năng tìm kiếm trên trình duyệt điện thoại. |
VỤ ÁN DÂN SỰ
Đối với vụ án dân sự thì việc nộp đơn kiện ở đâu sẽ dựa vào loại tranh chấp nào, cụ thể như sau:
1. TRANH CHẤP DÂN SỰ
Loại tranh chấp |
Tòa án cấp nào |
Tòa án ở đâu |
1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân. | Cấp Huyện
|
+ Nơi bị đơn cư trú, làm việc
+ Nơi bị đơn có trụ sở |
Tòa Dân sự | ||
2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản. | Cấp Huyện | |
Tòa Dân sự | ||
3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự. | Cấp Huyện | |
Tòa Dân sự | ||
4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này. | Cấp Huyện | |
Tòa Dân sự | ||
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản. | Cấp Huyện | |
Tòa Dân sự | ||
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. | Cấp Huyện | |
Tòa Dân sự | ||
7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính. | Cấp Tỉnh | |
Tòa Dân sự | ||
8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước. | Cấp Huyện | |
Tòa Dân sự | ||
9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng. | Cấp Huyện | |
Tòa Dân sự | ||
10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí. | Cấp Huyện | |
Tòa Dân sự | ||
11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. | Cấp Huyện | |
Tòa Dân sự | ||
12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. | Cấp Huyện | |
Tòa Dân sự | ||
13. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. | Cấp Huyện | |
Tòa Dân sự |
2. TRANH CHẤP HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Loại tranh chấp |
Tòa án cấp nào |
Tòa án ở đâu |
1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn. | Cấp Huyện | + Nơi bị đơn cư trú, làm việc
+ Nơi bị đơn có trụ sở |
Tòa Gia đình và người chưa thành niên | ||
2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. | Cấp Huyện | |
Tòa Gia đình và người chưa thành niên | ||
3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. | Cấp Huyện | |
Tòa Gia đình và người chưa thành niên | ||
4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ. | Cấp Huyện | |
Tòa Gia đình và người chưa thành niên | ||
5. Tranh chấp về cấp dưỡng. | Cấp Huyện | |
Tòa Gia đình và người chưa thành niên | ||
6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. | Cấp Huyện | |
Tòa Gia đình và người chưa thành niên | ||
7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật. | Cấp Huyện | |
Tòa Gia đình và người chưa thành niên |
3. TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
Loại tranh chấp |
Tòa án cấp nào |
Tòa án ở đâu |
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. | Cấp Huyện | + Nơi bị đơn cư trú, làm việc
+ Nơi bị đơn có trụ sở |
Tòa Dân sự | ||
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. | Cấp Tỉnh | |
Tòa Kinh tế | ||
3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty. | Cấp Tỉnh | |
Tòa Kinh tế | ||
4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. | Cấp Tỉnh | |
Tòa Kinh tế |
4. TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
Loại tranh chấp |
Tòa án cấp nào |
Tòa án ở đâu |
1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại. |
Cấp Huyện | + Nơi bị đơn cư trú, làm việc
+ Nơi bị đơn có trụ sở |
Tòa Dân sự | ||
2. Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm:
a) Tranh chấp về học nghề, tập nghề; b) Tranh chấp về cho thuê lại lao động; c) Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn; d) Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động. |
Cấp Huyện | |
Tòa Dân sự | ||
3. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp. | Cấp Huyện | |
Tòa Dân sự |
Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động theo quy định.
Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết
VIỆC DÂN SỰ
Đối với việc dân sự thì việc nộp đơn ở đâu sẽ dựa vào loại yêu cầu như thế nào, cụ thể như sau:
1. YÊU CẦU DÂN SỰ
Loại yêu cầu |
Tòa án cấp nào |
Tòa án ở đâu |
1. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. | Cấp Huyện | Nơi người bị yêu cầu cư trú, làm việc |
Tòa Dân sự | ||
2. Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó. | Cấp Huyện | |
Tòa Dân sự | ||
3. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích. | Cấp Huyện | Nơi người yêu cầu cư trú, làm việc |
Tòa Dân sự | ||
4. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết. | Cấp Huyện | |
Tòa Dân sự | ||
5a. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài. | Cấp Tỉnh | + Nơi người phải thi hành bản án cư trú, làm việc
+ Nơi người phải thi hành bản án có trụ sở + Nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án |
Tòa Dân sự | ||
5b. Yêu cầu không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. | Cấp Tỉnh | + Nơi người gửi đơn cư trú, làm việc
+ Nơi người gửi đơn có trụ sở |
Tòa Dân sự | ||
6. Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. | Cấp Huyện | Nơi tổ chức hành nghề công chức có trụ sở |
Tòa Dân sự | ||
7. Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án. | Cấp Huyện | Nơi người yêu cầu cư trú, làm việc |
Tòa Dân sự | ||
8. Yêu cầu công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 470 của Bộ luật Tố tụng dân sự. | Cấp Huyện | Nơi có tài sản |
Tòa Dân sự | ||
9. Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự. | Cấp Huyện | + Nơi cơ quan thi hành án có trụ sở hoặc
+ Nơi có tài sản liên quan đến việc Thi hành án |
Tòa Dân sự |
Đối với các yêu cầu 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 trên đây thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết.
2. YÊU CẦU VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Loại yêu cầu |
Tòa án cấp nào |
Tòa án ở đâu |
1. Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. | Cấp Huyện | Nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện |
Tòa Gia đình và người chưa thành niên | ||
2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. | Cấp Huyện | Nơi 1 trong các bên thuận tình, thỏa thuận cư trú, làm việc |
Tòa Gia đình và người chưa thành niên | ||
3. Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. | Cấp Huyện | + Nơi 1 trong các bên thỏa thuận cư trú, làm việc
+ Nơi người con đang cư trú (trường hợp người khác yêu cầu) |
Tòa Gia đình và người chưa thành niên | ||
4. Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn. | Cấp Huyện | Nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc |
Tòa Gia đình và người chưa thành niên | ||
5. Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi. | Cấp Huyện | Nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc |
Tòa Gia đình và người chưa thành niên | ||
6. Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. | Cấp Huyện | Nơi người mang thai hộ cư trú, làm việc |
Tòa Gia đình và người chưa thành niên | ||
7. Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án. | Cấp Huyện | Nơi một trong những người có tài sản chung cư trú, làm việc |
Tòa Gia đình và người chưa thành niên | ||
8. Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. | Cấp Huyện | Nơi người yêu cầu cư trú, làm việc |
Tòa Gia đình và người chưa thành niên | ||
9a. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài. | Cấp Tỉnh | + Nơi người phải thi hành bản án cư trú, làm việc
+ Nơi người phải thi hành bản án có trụ sở + Nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án |
Tòa Gia đình và người chưa thành niên | ||
9b. Yêu cầu không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. | Cấp Tỉnh | + Nơi người gửi đơn cư trú, làm việc
+ Nơi người gửi đơn có trụ sở |
Tòa Gia đình và người chưa thành niên | ||
10. Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. | Cấp Huyện | Nơi người yêu cầu cư trú, làm việc |
Tòa Gia đình và người chưa thành niên |
Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật (Yêu cầu 1) thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết
Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn (Yêu cầu 4) thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết.
3. YÊU CẦU VỀ KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
Loại yêu cầu |
Tòa án cấp nào |
Tòa án ở đâu |
1. Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. | Cấp Huyện | Nơi có trụ sở doanh nghiệp |
Tòa Dân sự | ||
2. Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại. | Cấp Tỉnh | Theo quy định của Luật Trọng tài thương mại |
Tòa Kinh tế | ||
3. Yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam, về hàng hải Việt Nam, trừ trường hợp bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án. | Cấp Tỉnh | Nơi có cảng hàng không, cảng biển, cảng thủy nội địa |
Tòa Kinh tế | ||
4a. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài | Cấp Tỉnh | + Nơi người phải thi hành bản án cư trú, làm việc
+ Nơi người phải thi hành bản án có trụ sở + Nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án |
Tòa Kinh tế | ||
4b. Yêu cầu không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. | Cấp Tỉnh | + Nơi người gửi đơn cư trú, làm việc
+ Nơi người gửi đơn có trụ sở |
Tòa Kinh tế | ||
5. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài. | Cấp Tỉnh | +Nơi người phải thi hành phán quyết cư trú, làm việc
+Nơi người phải thi hành phán quyết có trụ sở hoặc + Nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án |
Tòa Kinh tế |
4. YÊU CẦU VỀ LAO ĐỘNG
Loại yêu cầu |
Tòa án cấp nào |
Tòa án ở đâu |
1. Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu. | Cấp Huyện | Nơi giao kết hoặc thực hiện HĐLĐ, Thỏa ước LĐ tập thể |
Tòa Dân sự | ||
2. Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công. | Cấp Tỉnh | Nơi xảy ra cuộc đình công |
Tòa Lao động | ||
3a. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài.
|
Cấp Tỉnh | + Nơi người phải thi hành bản án cư trú, làm việc
+ Nơi người phải thi hành bản án có trụ sở + Nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án |
Tòa Lao động | ||
3b. Yêu cầu không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. | Cấp Tỉnh | + Nơi người gửi đơn cư trú, làm việc
+ Nơi người gửi đơn có trụ sở |
Tòa Lao động | ||
4. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài. | Cấp Tỉnh | +Nơi người phải thi hành phán quyết cư trú, làm việc
+Nơi người phải thi hành phán quyết có trụ sở hoặc + Nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án |
Tòa Lao động |
Lưu ý:
Những tranh chấp, yêu cầu có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện |
trừ trường hợp:
Hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam |
Tham khảo thêm:
Sau khi đọc hướng dẫn trong bài viết này, nếu bạn vẫn chưa xác định được tòa án để nộp đơn kiện, thì có một cách đơn giản hơn rất nhiều đó là bạn hãy đến tòa án nơi bạn cư trú để hỏi, chắc chắn cán bộ ở tòa án sẽ hướng dẫn cho bạn đúng nơi để bạn nộp đơn kiện.
Nếu có ý kiến hay câu hỏi liên quan, các bạn có thể gửi phản hồi ở dưới bài viết này, hoặc liên hệ riêng với Luật NBS để được tư vấn và giải đáp.
Nếu bạn yêu thích đọc sách, bạn có thể chia sẻ, bình luận những cuốn Sách Hay với chúng tôi tại ĐÂY
Bạn cũng có thể ấn nút “Theo dõi” để cập nhật các thông báo về bài viết mới nhất của chúng tôi qua email.
Trần Thị Thanh.
Em chào chị.Em có một câu hỏi nhờ chị tư vấn ạ,em học ở một trường Cao đẳng ở Hà Nội được cấp bằng Trung cấp chính quy,20 tháng sau bằng của em bị Tổng cục nghề nghiệp thu hồi do thanh tra nhà trường đã vi phạm pháp luật, vậy em muốn kiện nhà trường (Về việc vi phạm pháp luật về tuyển sinh đào tạo dẫn đến hậu quả bị thanh tra và thu hồi bằng của người học là em) thì sự việc đó thuộc vào vụ án dân sự hay yêu cầu dân sự và em sẽ gửi đơn yêu cầu ở đâu? Rất mong được chị tư vấn.Em xin chân thành cảm ơn ạ.
Ngoc Blue
Giờ mới thấy câu hỏi của bạn, nếu bạn kiện yêu cầu nhà trường bồi thường thiệt hại thì là vụ án dân sự, nộp đơn tại tòa án cấp huyện nơi có trụ sở của trường.
Tuấn
Chị ơi tư vấn giúp em với ạ.
Em có mở cửa hàng kinh doanh cầm đồ ở Bình Dương. Hôm trước em có cầm 1 chiếc xe không chính chủ, bạn này tới cầm thì nói là xe của bạn đó mua lại nhưng chưa sang tên, nên em đồng ý cầm với giá 18 triệu đồng. Nhưng mấy hôm sau thì có công an huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông tới tịch thu xe với lý do là xe trộm cắp, bên phía công an cho biết đây là xe do 1 người tên Thành mượn của bạn rồi trộm luôn, xuống dưới đây nhờ 1 người khác qua tiệm em cầm, sau khi cầm xong có cho người cầm giúp 300 nghìn đồng. Nay cả 2 đều được đưa về trại tạm giam của huyện Đawk Mil.
Chị cho e hỏi bây giờ e cần gửi đơn kiện tới toà án nào để được thu hồi lại số tiền mà em đã cầm và kiện bạn ăn trộm hay bạn đi cầm giúp và với lý do kiện là gì được.
Em xin chân thành cảm ơn.!
Ngoc Blue
Khi bạn nhận cầm đồ chắc có giấy tờ và ký nhận từ người vay tiền, vậy bạn có thể khởi kiện đòi tiền người đã nhận tiền từ bạn và có tên trên giấy cầm đồ. Với thông tin của bạn thì chưa xác định được tòa án khởi kiện, nhưng có thể là Tòa án nhân dân huyện Đăk Mil
Đỗ Đình Ngọc Vũ
Chị Ngọc ơi. chị tư vấn giúp em với ạ. em có làm ăn với 1 công ty, công ty đó là do hai người góp vốn làm. nhưng giấy phép kinh doanh thì đứng tên một người.
họ có nợ tiền hàng cung cấp của em và khất nợ. giấy khất nợ có hai ông đó kí nhận và hẹn tới ngày không trả nợ mà không trả được thì em có quyền lấy bất cứ máy móc nào để trừ nợ và cam kết không bán bất kì hay tẩu tán máy móc nào ạ. nay đợi lâu quá rùi mà em cũng không lấy máy móc được. thì em nên thưa họ theo án dân sự hay hình sự ạ. sau khi khất nợ thì họ đã di chuyển máy móc xuống địa điểm mới ở tỉnh khác. giấy tờ công ty chuyển chưa thì em không biết ạ. nhưng em nên nộp đơn ở tỉnh nào ạ.
hiện em đã nộp đơn ở tỉnh họ chuyển máy móc tới nhưng đợi thông báo lâu quá nên gần 1 tháng sau em lại nộp đơn ở tỉnh cũ, cũng đã nộp án phí luôn rồi. mấy ngày sau bên tỉnh mới gọi điện thông báo em nộp án phí, vậy em có nên nộp án phí bên đó không ạ hoặc em nên làm sao thì mong chị giúp đỡ ạ!
Ngoc Blue
Nếu bạn đã nộp đơn rồi thì chỉ nên nộp án phí ở 1 nơi thôi nhé. Bạn nộp án phí nơi nào rồi thì đợi họ giải quyết thôi bạn ạ.
Phương
Chào chị, gia đình e có thuê 1 của hàng vật tư nông nghiệp chịu trách nhiệm theo dõi tình hình vườn sầu riêng và sẽ kê đơn mua phân thuốc của họ luôn, nhưng chỉ giao kèo tin tưởng chứ k có hợp đồng, trong quá trình làm họ nghỉ ngang gọi điện thì k bắt máy (gia đình e cứ nghỉ chắc bận việc họ k nge nên cứ đợi thêm) khoảng 3 tuần cây bệnh càng ngày càng nặng nên gia đình phải đi kêu người khác,và sau đó nhiều tháng sau họ ghé thanh toán tiền mua hàng của mấy đợt trước đó e bảo làm ăn k uy tín nghỉ ngang gọi điện k bắt máy, gây thiệt hại vì đợi chờ cây bệnh nặng thêm,nếu k có lý do chính đáng e k đồng ý thanh toán..bên đó họ nói ngang rằng “thiếu nợ phải trả tiền k nói nhiều” và nói ở gần sau k chạy ra lấy thuốc về mà gọi điện ( vì họ phải vào vườn xem bệnh và tư vấn thuốc, chứ nếu đi ra đem thuốc về thì gia đình có thể mua bất cứ đâu k đợi hợp đồng giao kèo với cửa hàng họ làm gì và những lần trước họ vẫn vào xem trước rồi về kê đơn đem thuốc vào tận nhà, còn nếu bận k vào đc thì gọi điện phải bắt máy nói rõ thì gia đình e mới biết chứ đàn này k nói gì hết) trong quá trình tranh cãi họ k dám nói trực tiếp e chỉ đoán nguyên nhân chắc họ đi vào tận vườn nhưng gia đình e biết nên k cho tiền bo nên bẻ kèo. họ vào tận nhà gây rối đòi nợ 2 lần 1 lần có rượu, vì nhà chỉ có ng già và phụ nữ nên họ nói chuyện rất ngang..bảo sẽ đi thưa gia đình e. k phải e k muốn trả cho qua chuyện vì k đến 2 triệu nhưng tại họ nói ngang ngược còn chửi bới um xòm. E xin hỏi e muốn thưa ngược lại họ có đc k ạ? Và e sẽ đến UBND cấp xã nộp đơn trình bày đc k ạ? Mong chị trả lời Cảm ơn chị..!
Ngoc Blue
Trường hợp này có thể coi là có hợp đồng miệng, tuy nhiên hợp đồng miệng rất khó có thể xác định đúng – sai. Bạn cần căn cứ theo tập quán của việc theo dõi vườn sầu riêng tại địa phương để xem xét trách nhiệm.
Nếu xác định được trách nhiệm, bạn cần chứng minh thiệt hại do bên cung cấp gây ra do không làm hết trách nhiệm. Sau đó, bạn có thể khởi kiện bên cung cấp để yêu cầu bồi thường thiệt hại, bạn phải nộp đơn khởi kiện ra tòa án nhé.
Nguyễn hữu phước
E có cho 1 ng ở bình thạnh mượn tiền và bây giờ hết hạn đã lâu mà họ cứ hẹn hoài k chịu trả .e có giấy viết tay và hình ảnh .ghi âm…vậy e nộp đơn khởi kiện hay nộp đơn tố cáo ạ? Và nộp ở tòa án bình thạnh đúng k chị ? Chị có thể cho e sdt đc k ạ?
Luật sư Ngọc Blue
Theo thông tin bạn cung cấp thì chưa có dấu hiệu hình sự, vậy nên bạn có thể làm đơn khởi kiện và nộp kèm hồ sơ tại tòa án cấp huyện nơi người vay tiền cư trú. Và bạn cần có xác nhận nơi cư trú của người vay là tại quận Bình Thạnh thì tòa án quận Bình Thạnh mới thụ lý bạn nhé.