• TRANG CHỦ
  • LUẬT SƯ TƯ VẤN
    • Hợp đồng – Văn bản
    • Thủ tục Nhà Đất & Sổ đỏ
    • Quản trị Doanh nghiệp – Lao động
    • Hôn nhân Gia đình & Tài sản vợ chồng
    • Hộ khẩu & Cư trú
  • DỊCH VỤ LUẬT NBS
    • Tư vấn Hợp đồng và Văn bản
    • Thủ tục nhà đất sổ đỏ
    • Thủ tục ly hôn
    • Tư vấn pháp luật miễn phí
    • Tư vấn pháp luật trực tuyến (online)
    • Tất cả Dịch vụ Luật NBS
  • ÁN LỆ
    • Danh mục Án lệ Việt Nam
    • Án lệ Việt Nam
    • Đề tài NCKH Án lệ 2007
  • E-BOOKs
  • SÁCH HAY
  • @ VỀ LUẬT NBS
    • Giới thiệu Luật NBS
    • Thông tin & Thông báo

Luật NBS

Luật sư tư vấn Hợp đồng, thủ tục nhà đất, sang tên sổ đỏ

Dịch vụ soạn hợp đồng
Trang chủ » Án lệ » Nghiên cứu án lệ » Đề xuất nâng cao khả năng áp dụng án lệ ở Việt Nam (17)

Đề xuất nâng cao khả năng áp dụng án lệ ở Việt Nam (17)

Luật sư Ngọc Blue 03/01/2022 Nghiên cứu án lệ 2 Bình luận

Đây là nội dung nằm trong phần 2 của Chương III của đề tài SV NCKH năm 2007: Án lệ và Khả năng áp dụng Án lệ ở Việt Nam

  • Phần trước: Vị trí của Án lệ và Luật thành văn (16)

Để án lệ có thể áp dụng ở Việt Nam, xin đề ra một số biện pháp sau:

Trước tiên cần chú trọng vào việc hoàn thiện các báo cáo tổng kết, hướng dẫn của Toà án Nhân dân tối cao để từ đó phát triển thành án lệ. Xây dựng một quy chế chặt chẽ về việc công nhận một bản án là án lệ. Bước tiếp theo, cần phổ biến và hướng dẫn cụ thể với các toà án cấp dưới và các toà địa phương về quy chế này.

Khi áp dụng án lệ thì thẩm phán giữ một vai trò hết sức quan trọng vì vậy thẩm phán cần phải là những người có thực tài, có phẩm chất đạo đức tốt và có khả năng sáng tạo. Để có được những án lệ có giá trị bắt buộc đòi hỏi các thẩm phán phải có tình độ cao, có khả năng phân tích, đánh giá các bản án, các lập luận của luật sư. Để đạt được điều này họ cần được đào tạo bài bản và có sự độc lập tuyệt đối, đúng nghĩa của nguyên tắc “thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”; và cũng cần loại bỏ các yếu tố không cần thiết chi phối quá trình xét xử của thẩm phán từ trước đến nay.

  • Có thể bạn quan tâm: [Ebook] Tài liệu nghiên cứu Án lệ

Nhiệm kỳ của thẩm phán cũng cần được xem xét. Hiện tại thẩm phán ở Việt Nam có nhiệm kỳ là 5 năm như vậy là quá ngắn, không phải vô cớ mà pháp luật Mỹ quy định thẩm phán của họ có nhiệm kỳ suốt đời. Năm năm là quãng thời gian quá ngắn để một thẩm phán thể hiện được tài năng của mình cũng như có thể tích luỹ kinh nghiệm qua quá trình xét xử. Có khi một ngưòi làm thẩm phán 5 năm chỉ kịp xử vài vụ án và khi vừa thích nghi với địa bàn công tác thì họ đã bị thay bởi một người khác và người này lại phải bắt đầu lại, đó là chưa kể việc các thẩm phán vừa công tác lại vừa lo lắng không biết mình có được bổ nhiệm tiếp vào nhiệm kỳ tới hay không. Như vậy cần phải có một nhiệm kỳ dài hơn cho các thẩm phán để họ có đủ thời gian tích luỹ kinh nghiệm, thể hiện tài năng của mình và yên tâm công tác. Nhưng điều quan trọng nhất xin được nhắc lại đó là cần tuyển chọn được những thẩm phán có tài năng thực sự. Ngoài ra cũng cần đảm bảo đời sống cho các thẩm phán bằng cách quy định mức lương thoả đáng, bảo vệ sự an toàn cho các thẩm phán và gia đình…để những phán quyết của họ thực sự công bằng và khách quan.

Quy định về thẩm quyền giải thích pháp luật hiện nay ở Việt Nam cũng là một trở ngại cho việc áp dụng án lệ. Theo quy định thì thẩm quyền giải thích luật hiện nay được trao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong khi thẩm phán mới là người trực tiếp xét xử và chính trong quá trình xét xử, thẩm phán phải giải thích về ý nghĩa và nội dung của từng điều luật cho các đương sự nói riêng và xã hội nói chung, các thẩm phán không thể yêu cầu các đương sự và người dân đợi giải thích của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, và như đã phân tích do án lệ cũng có vai trò giải thích luật nên việc trao quyền giải thích luật cho toà án cũng là hợp lý. Hơn nữa với kiến thức và kinh nghiệm về áp dụng pháp luật của các thẩm phán, họ hoàn toàn có thể giải thích luật một cách rõ ràng, nhanh chóng và dễ hiểu cho người dân.

Các bản án, quyết định của toà án các cấp ở Việt Nam hiện nay chưa được công bố rộng rãi và rất khó tiếp cận. Việc công bố một cách công khai các bản án và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân khi cần đều có thể tiếp cận là điều cần thiết, việc làm này thể hiện tính minh bạch trong hoạt động của toà án nói chung và hoạt động xét xử nói riêng. Khi các bản án được công khai, mọi người đều có thể đánh giá và góp ý, trong đó đương nhiên có cả những chuyên gia trong lĩnh vực luật pháp, các luật sư và cả các thẩm phán khác, ngoài ra còn có các giảng viên ngành luật, sinh viên luật… Những ý kiến này sẽ là nguồn tư liệu tham khảo đáng giá cho các thẩm phán khi xét xử những vụ việc tương tự sau này. Công bố rộng rãi các bản án cũng thúc đẩy sự công bằng và chính xác trong việc xét xử  bởi vì khi mà rất nhiều người dân sẽ biết về bản án đó thì thẩm phán không dễ gì phủ nhận cũng như tuỳ tiện đưa ra phán quyết khác với vụ việc trước đây.

Việc giải thích luật là một khâu quan trọng trong quá trình xét xử có sử dụng án lệ, việc giải thích này đôi khi phụ thuộc vào ý chí chủ quan của thẩm phán chẳng hạn như việc phân tích và đánh giá những tình tiết như thế nào là tình tiết tương tự cần thiết cho việc xét xử. Một kinh nghiệm từ các nước theo truyền thống Common Law cho thấy để tránh sử dụng một án lệ thẩm phán chỉ cần cho rằng một tình tiết nào đó của án lệ khác cơ bản với tình tiết vụ án đang xét xử. Thêm vào đó, có thể sẽ có tình huống là cùng một án lệ nhưng mỗi thẩm phán lại có một cách giải thích khác nhau sẽ dẫn đến việc cho ra phán quyết khác nhau. Để tránh được tình huống này, yêu cầu đặt ra là các phán quyết phải được tuyên một cách rõ ràng, tránh dùng những từ ngữ có thể hiểu theo nhiều nghĩa, những câu có thể hiểu theo nhiều hướng khác nhau.

Qua quá trình xét xử, số lượng án lệ sẽ ngày càng gia tăng, để dễ dàng cho việc tìm kiếm thì ngay từ đầu phải có sự sắp xếp và lưu trữ một cách khoa học các bản án. Có thể sử dụng một số cách như lưu trữ theo thời gian xét xử, theo cấp toà, theo loại vụ việc…

Dù là thẩm phán hay luật sư thì cũng cần trải qua một quá trình đào tạo cơ bản về luật trong các trường đại học vì vậy nếu muốn áp dụng án lệ thì cần đưa án lệ vào giảng dạy chính thức tại các trường đại học để sinh viên luật có thể có những hiểu biết nhất định về án lệ phục vụ cho công việc sau này.

Cuối cùng để đưa án lệ vào áp dụng ở Việt Nam thì cần phải có một kế hoạch cụ thể, chi tiết về các bước thực hiện và phải có sự phối hợp đồng bộ giữa ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp.

  • Phần tiếp theo: Kết luận
5/5 - (1 bình chọn)
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

Kết luận đề tài và Tài liệu tham khảo
Vị trí của Án lệ và Luật thành văn (16)
Nguyên tắc của án lệ nên áp dụng ở Việt Nam (15)

Thẻ: đề xuất áp dụng án lệ

thu tuc nha dat sang ten so do

Tác giả

Luật sư Dương Bích Ngọc (Ngọc Blue) – Sáng lập và quản trị Luật NBS.

Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, hiện đang làm việc thường xuyên tại Hà Nội.
Tôi là một người con quê gốc ở miền Trung. Tôi đặc biệt yêu mảnh đất và con người ở Huế, là quê ngoại của tôi.
Tôi cũng là Luật sư đặc biệt yêu thích Án lệ và luôn ưu tiên áp dụng án lệ phù hợp cho các vụ việc. Tôi thích đọc sách vào thời gian rảnh rỗi và chia sẻ những cuốn sách đã đọc trên trang Sách Hay của Luật NBS.
Thêm Thông tin về tác giả

Bài viết trước « Vị trí của Án lệ và Luật thành văn (16)
Bài viết sau Kết luận đề tài và Tài liệu tham khảo »

Reader Interactions

Lưu ý khi bình luận:
> Hãy cung cấp địa chỉ email chính xác
> Vui lòng bình luận / đặt câu hỏi bằng tiếng Việt có dấu
> Cố gắng tìm nội dung bạn cần trên Luật NBS trước khi đặt câu hỏi
* Mọi bình luận bằng tiếng Việt không dấu chúng tôi sẽ không phản hồi

    Mời bạn gửi bình luận / câu hỏi Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  1. Vananh Ngo

    16/04/2017 lúc 23:17

    mh muốn hỏi 1 số ví dụ áp dụng án lệ trong kinh doanh quốc tế ở việt nam với ạ

    Trả lời
    • Ngoc Blue

      17/04/2017 lúc 09:34

      Nếu mà án lệ về Kinh doanh thương mại thì Việt Nam có Án lệ số 08 và Án lệ số 09 bạn nhé. Còn ví dụ hay bản án cụ thể về việc áp dụng án lên trong KDQT thì rất tiếc mình không có bạn ah.

      Trả lời

Sidebar chính

Bạn cần tìm gì?

Liên hệ tư vấn

Bài viết mới

  • Thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn
  • “Hợp đồng hôn nhân” theo pháp luật Việt Nam?
  • Làm thế nào để chứng minh tài sản riêng vợ chồng?
  • Cách xử lý hành vi ngoại tình
  • Lưu ý khi xác nhận tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn)

NHẬN NỘI DUNG MỚI QUA EMAIL

Nhập địa chỉ email của bạn để theo dõi Luật NBS. Chúng tôi sẽ gửi email cho bạn khi có những nội dung mới.

Án lệ Việt Nam

An le Viet Nam

Giới thiệu sách hay

Ebooks của Luật NBS

[Ebook miễn phí] Hộ khẩu – Luật Cư trú

[eBook] Ai cũng được có con – vấn đề pháp lý và thủ tục Mang thai hộ

An le Viet Nam

[Ebook miễn phí] Án lệ Việt Nam & Đề tài nghiên cứu Án lệ (2007)

Xem tất cả Ebooks

Footer

VỀ LUẬT NBS

Luat NBSLuật NBS tư vấn và cung cấp các phương pháp giải quyết vấn đề pháp lý một cách đơn giản phù hợp quy định và hướng dẫn chi tiết cách thực hiện từ Luật sư và các chuyên gia pháp luật uy tín.

Chúng tôi luôn hướng tới việc giúp bạn có thể hiểu và tự giải quyết vấn đề của mình trước khi cần đến sự hỗ trợ của Luật sư và các chuyên gia tư vấn.

Với phương châm: ĐƠN GIẢN LÀ TỐT NHẤT, Luật NBS luôn hướng đến các giải pháp đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho các khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

XEM THÊM VỀ CHÚNG TÔI

Phản hồi gần đây

  • Luật sư Ngọc Blue trong Các bước làm thủ tục thừa kế nhà đất đã có sổ đỏ
  • Duẩn trong Các bước làm thủ tục thừa kế nhà đất đã có sổ đỏ
  • Luật sư Ngọc Blue trong Các bước làm thủ tục thừa kế nhà đất đã có sổ đỏ
  • Ai Chan trong Các bước làm thủ tục thừa kế nhà đất đã có sổ đỏ
  • Luật sư Ngọc Blue trong 6 bước làm thủ tục mua bán nhà đất và sang tên sổ đỏ an toàn
  • Luật sư Ngọc Blue trong Các bước làm thủ tục thừa kế nhà đất đã có sổ đỏ

Nhập nội dung cần tìm

NHẬN NỘI DUNG MỚI QUA EMAIL

Nhập địa chỉ email của bạn để theo dõi Luật NBS. Chúng tôi sẽ gửi email cho bạn khi có những nội dung mới.

Bản quyền © 2016–2023 · Luật NBS · Dịch vụ Luật NBS · Liên hệ · Sử dụng theme Paradise và Host do WP Căn Bản cung cấp