Đây là phần cuối của đề tài SV NCKH năm 2007: Án lệ và Khả năng áp dụng Án lệ ở Việt Nam và cũng là phần kết thúc của đề tài.
Qua việc nghiên cứu án lệ trong hệ thống pháp luật Anh, Mỹ chúng ta có thể hiểu được vì sao án lệ lại là một nguồn luật không thể thiếu, việc sử dụng án lệ trong hoạt động xét xử mang lại những hiệu quả đáng kể. Mặc dù không phải là án lệ không có những hạn chế nhưng những hạn chế đó sẽ dần dần được khắc phục trong quá trình áp dụng.
Hiện tại án lệ chưa được thừa nhận là nguồn luật ở Việt Nam nhưng thực tế nó vẫn đang tồn tại dưới hình thức các báo cáo tổng kết, hướng dẫn của toà án nhân dân tối cao. Những hướng dẫn này vẫn được các toà án khác sử dụng và đương nhiên là có giá trị bắt buộc. Tuy chưa được gọi là án lệ nhưng những báo cáo đang tồn tại này cũng chứng tỏ một điều là Việt Nam hoàn toàn có thể đưa án lệ vào áp dụng chính thức. Thêm vào đó cũng đã đến lúc cần thừa nhận vai trò của án lệ để Việt Nam có một hệ thống pháp luật linh hoạt và hoàn thiện hơn bởi vì không phải trong bất cứ trường hợp nào luật thành văn cũng dự liệu được hết các tình huống thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, trong khi đó trên thực tế thì những hướng dẫn của toà án lại đem lại những hiệu quả tích cực và đáng ghi nhận.
- Có thể bạn quan tâm: [Ebook] Tài liệu nghiên cứu Án lệ
Việc sử dụng án lệ tại Việt Nam không phải là một điều quá mới mẻ, tuy nhiên để đưa được án lệ vào áp dụng ở Việt Nam thì còn rất nhiều việc phải làm và những việc đó cũng không hề đơn giản, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà còn có rất nhiều quan điểm trái ngược nhau về việc có nên áp dụng án lệ hay không. Sự khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật của Anh hay Mỹ cũng không phải là lý do để không công nhận án lệ. Với những ưu thế vốn có của mình, chắc chắn án lệ sẽ là một công cụ pháp luật hữu hiệu đối với toà án nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung.
Vì vậy, nếu vẫn tồn tại tâm lý e ngại khó khăn, sợ áp dụng những cái mới, vẫn còn những quan điểm của các nhà chuyên môn cho rằng án lệ không thể áp dụng ở Việt Nam, không phù hợp với bản chất của nhà nước Việt Nam thì có lẽ sẽ còn rất lâu nữa Việt Nam mới có một cuộc cải cách tư pháp thực sự, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Một số đường link có thể không còn hoạt động)
- Michael Bogdan, Luật so sánh, Hà Nội, 2002.
- Trường đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng luật so sánh, Hà Nội, 2003.
- Nguyễn Đức Mai, Về vấn đề án lệ ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 3, 1998.
- Nguyễn Linh Giang, Án lệ trong hệ thống pháp luật một số nước trên thế giới, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 12, 2005.
- Triệu Quang Khánh, Việc sử dụng án lệ trong hệ thống pháp luật dân sự, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 7(79), 2006.
- Lưu Tiến Dũng, Vai trò của án lệ ở các nước theo hệ thống pháp luật án lệ (Common law) và các nước theo hệ thống dân luật (Civil law), Tạp chí Toà án nhân dân, Số 1, 2006.
- Lê Công Định, Tính minh bạch trong hoạt động của toà án, Đặc san nghề luật, Trường đào tạo các chức danh tư pháp, Số 7, 2004.
- Lê Công Định, Vai trò xây dựng án lệ của toà án, Bản tin đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh, Số 8, Ngày 26/7/2003.
- http://www.tiasang.com.vn/news?id=1183
- http://www.thanhtra.gov.vn/Desktop.aspx/Tin-tuc/Phap luat/Khi_phap_luat_la_hien_than_cua_cong_li/
- http://www.moi.gov.vn/BForum/detail.asp?Cat=13&id=188
- http://en.wikipedia.org/wiki/Donoghue_v._Stevenson
- http://www.scottishlawreports.org.uk/Resources/keycases/dvs/donoghue-v-stevenson-report.html
- http://www11.dantri.com.vn/Sukien/2005/7/70869.vip
- http://www.toquoc.gov.vn/vietnam/viewNew.asp?newsId=11606&topicId=60
> Hãy cung cấp địa chỉ email chính xác
> Vui lòng bình luận / đặt câu hỏi bằng tiếng Việt có dấu
> Cố gắng tìm nội dung bạn cần trên Luật NBS trước khi đặt câu hỏi
* Mọi bình luận bằng tiếng Việt không dấu chúng tôi sẽ không phản hồi