• TRANG CHỦ
  • LUẬT SƯ TƯ VẤN
    • Hợp đồng – Văn bản
    • Thủ tục Nhà Đất & Sổ đỏ
    • Quản trị Doanh nghiệp – Lao động
    • Hôn nhân Gia đình & Tài sản vợ chồng
    • Hộ khẩu & Cư trú
  • DỊCH VỤ LUẬT NBS
    • Tư vấn Hợp đồng và Văn bản
    • Thủ tục nhà đất sổ đỏ
    • Thủ tục ly hôn
    • Tư vấn pháp luật miễn phí
    • Tư vấn pháp luật trực tuyến (online)
    • Tất cả Dịch vụ Luật NBS
  • ÁN LỆ
    • Danh mục Án lệ Việt Nam
    • Án lệ Việt Nam
    • Đề tài NCKH Án lệ 2007
  • E-BOOKs
  • SÁCH HAY
  • @ VỀ LUẬT NBS
    • Giới thiệu Luật NBS
    • Thông tin & Thông báo

Luật NBS

Luật sư tư vấn Hợp đồng, thủ tục nhà đất, sang tên sổ đỏ

Dịch vụ soạn hợp đồng
Trang chủ » Pháp lý - Luật sư » Kinh nghiệm tra cứu văn bản pháp luật

Kinh nghiệm tra cứu văn bản pháp luật

Luật sư Ngọc Blue 27/10/2022 Pháp lý - Luật sư 35 Bình luận

Khi cần tra cứu bất cứ vấn đề gì, điều đầu tiên mà bạn nghĩ đến chắc hẳn là tra cuu van ban google. Nhưng khi tra cứu văn bản pháp luật Việt Nam, thì chúng tôi cho rằng google không phải là một lựa chọn tối ưu.

kinh nghiem tra cuu van ban phap luat

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một số trang tra cứu văn bản pháp luật Việt Nam có chất lượng tốt và đầy đủ theo đánh giá dưới góc độ của luật sư. Và chúng tôi cũng chia sẻ với bạn cách mà chúng tôi đang làm để tra cứu văn bản pháp luật Việt Nam.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Tra cứu văn bản SỐ 1: vanbanphapluat.co
  • Ưu điểm
  • Hạn chế
  • Tra cứu văn bản SỐ 2: luatvietnam.vn
  • Ưu điểm
  • Hạn chế
  • Tra cứu văn bản SỐ 3: thuvienphapluat.vn
  • Ưu điểm
  • Hạn chế
  • BẢNG SO SÁNH TÍNH NĂNG
Những đánh giá và xếp hạng trong bài viết này hoàn toàn là quan điểm dựa trên kinh nghiệm cá nhân của Luật sư Luật NBS, không phải là tiêu chuẩn áp dụng chung. Vì vậy, bạn có thể tham khảo và áp dụng phù hợp với cá nhân bạn.

Khi đã là luật sư, thì điều chúng tôi quan tâm khi tra cứu văn bản không phải là nội dung này quy định ở văn bản nào, mà đó là Văn bản mình đang xem còn hiệu lực hay không, sau đó là có nội dung nào sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn hay thay thế chưa.

Cũng không phải tất cả văn bản chúng tôi đều quan tâm đến hiệu lực. Đối với các Bộ Luật, Luật thì chúng tôi buộc phải biết hiệu lực, do công việc cần sử dụng thường xuyên. Đối với một số Nghị định về các lĩnh vực chúng tôi thường xuyên cập nhật cũng vậy. Tuy nhiên đối với các văn bản dưới luật như Thông tư, Quyết định, Công văn… thì chúng tôi không thể nào biết để cập nhật được toàn bộ và thường xuyên.

Chính vì vậy thật tiện lợi khi có những trang web chuyên để tra cứu văn bản pháp luật.

Từ khi còn là sinh viên luật cho đến nay, chúng tôi đã tra cứu văn bản ở khá nhiều trang web. Từ những kinh nghiệm đó, chúng tôi muốn chia sẻ với bạn các trang web tra cứu văn bản mà chúng tôi đánh giá là rất tốt, theo tiêu chí của Luật NBS.

Đến thời điểm viết bài này, chúng tôi chỉ tra cứu văn bản ở 3 trang web, được sắp xếp theo thứ hạng ưu tiên như sau:

Tra cứu văn bản SỐ 1: vanbanphapluat.co

vanbanphapluat co
Ưu điểm
  • Hình thức đơn giản, dễ nhìn: Luật NBS luôn đề cao sự đơn giản, vì vậy chúng tôi đánh giá cao giao diện đơn giản, dễ nhìn của SỐ 1. Khi bạn truy cập lần đầu tiên, bạn sẽ dễ dàng và nhanh chóng nắm bắt được cách sử dụng và tra cứu mà không cần ai hướng dẫn. Bố cục các phần của SỐ 1 khá hợp lý, cỡ chữ, giãn dòng thoáng và dễ nhìn. Những nội dung cần quan tâm đối với văn bản luôn được để ở vị trí dễ thấy nhất.
  • Cập nhật văn bản thường xuyên, đầy đủ: SỐ 1 tạo cảm giác ban đầu với chúng tôi là chỉ có những văn bản phổ biến, không được cập nhật thường xuyên. Nhưng thực tế thì ngược lại, SỐ 1 có số lượng văn bản rất đầy đủ, từ Bộ Luật, Luật, Nghị định, Thông tư cho đến Công văn, Quyết định và Chỉ thị của các cơ quan, ban ngành tại Việt Nam. Tất cả các văn bản chúng tôi cần tìm thì SỐ 1 đều đáp ứng được nhu cầu tra cứu
  • Nội dung tập trung tra cứu văn bản: Nội dung duy nhất mà SỐ 1 có là văn bản và tra cứu văn bản, họ không (hoặc chưa) triển khai các nội dung khác như: tin tức pháp luật, tư vấn luật hoặc tuyển dụng nghề luật giống như các trang web khác. Chúng tôi đánh giá đây là một ưu điểm vì điều này đem lại sự tập trung khi tra cứu và đọc văn bản, không bị xao nhãng bởi những thông tin khác.
  • Hoàn toàn miễn phí: Đây là điều mà chúng tôi khá ngạc nhiên khi tra cứu văn bản ở SỐ 1, tất cả các tính năng mà các trang web khác không có hoặc yêu cầu phải trả phí thì SỐ 1 hoàn toàn miễn phí; Hiệu lực miễn phí, tải về miễn phí và văn bản tiếng Anh miễn phí.
  • Không cần tài khoản, đăng nhập: Không những miễn phí hoàn toàn mà SỐ 1 còn không cần bạn phải đăng ký tài khoản người dùng, không cần phải đăng nhập để sử dụng. Có nghĩa là bạn không cần cung cấp bất cứ thông tin cá nhân nào.

Hạn chế

  • Chức năng tìm kiếm trên trang: Khi bạn nhập từ khóa vào ô tìm kiếm, mặc dù nó sẽ tự động hiện lên những gợi ý liên quan đến từ khóa, nhưng khi bạn “enter” thì văn bản bạn cần tìm thường sẽ không hiện lên ở những kết quả tìm kiếm đầu tiên. Điều này có thể gây 1 chút bất tiện cho những bạn lần đầu tra cứu.
  • Tính năng sửa đổi bổ sung: SỐ 1 có đầy đủ nội dung của văn bản sửa đổi, bổ sung và thay thế. Tuy nhiên, một số trang web họ có tính năng xem nội sửa đổi bổ sung ngay tại văn bản gốc, còn đối với SỐ 1 thì bạn sẽ cần phải xem văn bản sửa đổi bổ sung để biết nội dung sửa đổi.
Đối với nhiều người dùng thì đây có thể là một bất lợi của SỐ 1, nhưng đối với chúng tôi thì việc này lại là một điều tốt, bởi vì chúng tôi sẽ bỏ được tư duy ỷ lại và thói lười biếng khi sử dụng những tính năng sửa đổi bổ sung sẵn có ngay tại văn bản gốc.

Nhiều khi xem xong nội dung sửa đổi bổ sung, chúng tôi lại không nhớ nó nằm ở văn bản số hiệu nào, ai ban hành. Đây thực sự là một thói quen xấu, ảnh hưởng không tốt đến sự rèn luyện và phát triển nghề nghiệp.

  • Chưa phổ biến rộng rãi: Khi tra cứu văn bản trên google, các kết quả mà google hiện lên đầu tiên thường không phải từ SỐ 1, đây là một hạn chế bởi chúng tôi cho rằng SỐ 1 xứng đáng được nhiều người biết đến hơn.
  • Thông tin giới thiệu còn sơ sài: Chúng tôi không tìm được thông tin về chủ sở hữu hoặc đội ngũ làm trang web. Đối với chúng tôi thì điều này thực ra cũng không quan trọng, vì chúng tôi đã đánh giá được qua thời gian sử dụng. Nhưng có thể với nhiều người dùng khác, họ sẽ cảm thấy băn khoăn về mức độ tin cậy của trang web.
  • Vấn đề kết nối mạng: Có thể đây chỉ là vấn đề của riêng chúng tôi, bởi để vào được trang web, chúng tôi phải thay đổi DNS (trên máy tính) và bật VPN (trên điện thoại)
  • Băn khoản về sự duy trì bền vững: Chính vì không có nhiều thông tin giới thiệu, đồng thời các trang web tra cứu văn bản khác đều yêu cầu trả phí, nên chúng tôi cũng có chút băn khoăn về khả năng duy trì lâu dài của SỐ 1. Mong rằng họ sẽ duy trì được web lâu dài và ngày càng phát triển mạnh hơn.
  • Tham khảo thêm: 6 điều cần lưu ý khi đọc văn bản pháp luật

Tra cứu văn bản SỐ 2: luatvietnam.vn

luatvietnam vn

Ưu điểm
  • Hình thức dễ sử dụng: Tuy không đơn giản như SỐ 1, nhưng SỐ 2 cũng có giao diện khá dễ nắm bắt. Bạn chỉ cần thời gian ngắn để quan sát là có thể tra cứu và sử dụng. Cỡ chữ, giãn dòng và màu sắc cũng rất bắt mắt nhưng dễ nhìn
  • Cập nhật thường xuyên, đầy đủ: Với quá trình thành lập và phát triển trong thời gian dài thì SỐ 2 đương nhiên đầy đủ tất cả các văn bản bạn cần và được cập nhật thường xuyên
  • Tính năng sửa đổi bổ sung: Đây là tính năng được tích hợp luôn vào văn bản gốc, do đó khá tiện lợi. Tính năng này và hiệu lực văn bản nếu bạn muốn xem thì cần đăng ký tài khoản và trả phí. Trang SỐ 2 cũng có phần Trải nghiệm miễn phí để bạn dùng thử các tính năng trước khi quyết định.
  • Chức năng tìm kiếm trên trang: Chức năng tìm kiếm văn bản trên trang SỐ 2 chúng tôi đánh giá tốt, văn bản cần tìm thường ở kết quả đầu tiên, sau đó là 1 số văn bản có liên quan.
  • Thông tin giới thiệu chuyên nghiệp: Từ hình thức cho đến phần giới thiệu ở chân trang đều thể hiện sự chuyên nghiệp, rõ ràng về pháp nhân, tạo độ tin cậy và uy tín cho người dùng.
  • Tải văn bản + Xem bản gốc miễn phí không cần tài khoản đăng nhập: Bạn có thể tải về văn bản mà không cần phải đăng nhập hay đăng ký tài khoản.
  • Tốc độ phát triển và phổ biến: SỐ 2 có tốc độ phát triển, hoàn thiện và phổ biến theo chúng tôi là rất ấn tượng. So với SỐ 3 thì ban đầu SỐ 2 có vẻ ít phổ biến hơn, tuy nhiên qua thời gian ngắn, chúng tôi thấy rằng SỐ 2 đã phát triển và ngày càng hoàn thiện cả về nội dung, hình thức và các tính năng.
  • Cập nhật văn bản mới qua email: Đây cũng là một tính năng khá hay của SỐ 2, bạn có thể lựa chọn lĩnh vực mình quan tâm, và sẽ nhận được email thông báo văn bản mới của lĩnh vực đó.

Hạn chế

  • Trả phí các tính năng quan trọng: So với SỐ 1 thì đây chính là hạn chế của SỐ 2, khi mà các tính năng quan trọng của văn bản như: hiệu lực, văn bản sửa đổi, bổ sung nếu bạn muốn xem thì đều phải đăng ký tài khoản trả phí dịch vụ với các mức phí khác nhau tùy theo nhu cầu của bạn
  • Phân tán nội dung: SỐ 2 không chỉ tập trung vào việc tra cứu văn bản, mà còn khà nhiều nội dung khác có liên quan đến pháp luật. Vấn đề này có thể là hạn chế theo cách đánh giá riêng của chúng tôi do tiêu chí cần tập trung vào công việc, giảm thiểu sự xao nhãng. Nhưng với nhiều người thì đó có thể lại là một ưu điểm, vì bạn chỉ cần tra cứu văn bản mà có thể xem thêm được nhiều nội dung khác. Nhìn chung, các nội dung trên trang SỐ 2 đều có ích và có mức độ phân tán hợp lý, vừa phải, không đi xa quá mục đích chính của trang

Tra cứu văn bản SỐ 3: thuvienphapluat.vn

thuvienphapluat vn

Ưu điểm
  • Mức độ phổ biến: Chúng tôi không tìm hiểu thông tin trang tra cứu văn bản nào ra đời đầu tiên ở Việt Nam, nhưng SỐ 3 là trang đầu tiên mà chúng tôi biết đến từ khi còn là sinh viên luật. Rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp của chúng tôi cũng như vậy. Khi cần tra cứu văn bản, trang đầu tiên mà chúng tôi nghĩ đến và trở thành thói quen đó là thuvienphapluat.
  • Cập nhật thường xuyên, đầy đủ: Cũng như SỐ 2, Với quá trình thành lập và phát triển trong thời gian dài thì SỐ 3 đương nhiên cũng có đầy đủ tất cả các văn bản bạn cần và được cập nhật thường xuyên
  • Tính năng sửa đổi bổ sung: Đây cũng là tính năng được tích hợp luôn vào văn bản gốc. Tính năng này và hiệu lực văn bản nếu bạn muốn xem thì cần đăng ký tài khoản và trả phí.
  • Chức năng tìm kiếm trên trang: Chức năng tìm kiếm trên trang SỐ 3 cũng rất tốt, bạn sẽ dễ dàng tìm được văn bản mà bạn cần,
  • Thông tin giới thiệu chuyên nghiệp: Cũng như SỐ 2, phần giới thiệu ở chân trang của SỐ 3 với thông tin rõ ràng, thể hiện sự chuyên nghiệp, tạo độ tin cậy và uy tín cho người dùng.
  • Cập nhật văn bản mới qua email: Chúng tôi vẫn thường xuyên nhận được những cập nhật của SỐ 3 nhưng không theo chủ để. Chúng tôi nghĩ rằng họ cũng có lựa chọn cập nhật theo chủ đề, nhưng vì không sử dụng tính năng này nên không dám khẳng định.

Hạn chế

  • Hình thức hơi rối mắt: Chúng tôi đánh giá hình thức của SỐ 3 khá rối mắt với những banner, ảnh động về các chủ đề khác nhau ở xung quanh phần chính tra cứu văn bản. Cỡ chữ cũng hơi nhỏ, phối màu sắc không dễ chịu như SỐ 2.
  • Phân tán nhiều chủ đề: SỐ 3 ngày càng phát triển rất nhiều chủ đề khác nhau và khá phân tán nội dung. Chúng tôi thấy rằng SỐ 3 giống như một trang web tổng hợp pháp luật nhiều hơn là thư viện tra cứu văn bản.
  • Trả phí các tính năng quan trọng: Cũng giống như SỐ 2, tất cả các tính năng quan trọng như hiệu lực văn bản, sửa đổi bổ sung, văn bản tiếng Anh thì đều phải đăng ký tài khoản trả phí, với các mức phí khác nhau tùy theo nhu cầu của bạn
  • Tải văn bản + Xem bản gốc cũng cần đăng ký và đăng nhập: Một điểm hạn chế nữa của SỐ 3 đó là tải văn bản bạn cũng cần đăng nhập tài khoản. Nếu không có tài khoản thì bạn chỉ sử dụng được duy nhất tính năng xem nội dung văn bản trên SỐ 3.

BẢNG SO SÁNH TÍNH NĂNG

Trên đây là xếp hạng các trang tra cứu văn bản dựa trên tiêu chí đánh giá của chúng tôi. Có thể bạn sẽ có những nhu cầu sử dụng và tiêu chí đánh giá khác nhau, vì vậy chúng tôi lập bảng so sánh một vài tiêu chí cơ bản dưới đây để bạn tham khảo:

Tính năng vanbanphapluat.co luatvietnam.vn thuvienphapluat.vn
Tra cứu + Xem nội dung VB Miễn phí + Không cần tài khoản đăng nhập Miễn phí + Không cần tài khoản đăng nhập Miễn phí + Không cần tài khoản đăng nhập
Tải văn bản Miễn phí + Không cần tài khoản đăng nhập Miễn phí + Không cần tài khoản đăng nhập Miễn phí + Cần đăng nhập tài khoản
Xem nội dung VB gốc Miễn phí + Không cần tài khoản đăng nhập Miễn phí + Không cần tài khoản đăng nhập Trả phí + Cần đăng nhập tài khoản
Xem hiệu lực VB Miễn phí + Không cần tài khoản đăng nhập Trả phí + Cần đăng nhập tài khoản Trả phí + Cần đăng nhập tài khoản
Xem nội dung sửa đổi bổ sung Miễn phí + Không cần tài khoản đăng nhập

* Không tích hợp trên VB gốc

Trả phí + Cần đăng nhập tài khoản

* Tích hợp ngay trên VB gốc

Trả phí + Cần đăng nhập tài khoản

* Tích hợp ngay trên VB gốc

Xem VB tiếng Anh Miễn phí + Không cần tài khoản đăng nhập Trả phí + Cần đăng nhập tài khoản

* Bản dịch độc quyền chính thống từ Công báo tiếng Anh của TTXVN

Trả phí + Cần đăng nhập tài khoản

* Thông tin trên được chúng tôi thực hiện tại thời điểm viết bài đánh giá này*

Trên đây là những đánh giá và xếp hạng của Luật NBS về các trang tra cứu văn bản pháp luật Việt Nam, chúng tôi mong rằng các trang tra cứu văn bản sẽ ngày càng phát triển hoàn thiện và thuận tiện hơn cho mọi người.

  • Sau khi đã tra cứu được văn bản, bạn có thể tham khảo bài viết: 6 điều cần lưu ý khi đọc hiểu văn bản pháp luật

Bạn thường tra cứu văn bản theo cách nào và ở đâu? Hãy chia sẽ với chúng tôi những trang tra cứu văn bản khác mà bạn thấy hay và có ích bằng cách gửi phản hồi ở dưới bài viết này hoặc liên hệ riêng với Luật NBS.

Bạn cũng có thể ấn nút “Theo dõi” để cập nhật các thông báo về bài viết mới nhất của chúng tôi qua email.

4.7/5 - (16 bình chọn)
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

luu y xac nhan UBND
Lưu ý khi xác nhận tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn)
Xac nhan tinh trang hon nhan nhu the nao
Xác nhận tình trạng hôn nhân – Khó hay dễ?
doc hieu van ban phap luat
6 điều cần lưu ý khi đọc hiểu văn bản pháp luật

Thẻ: tra cứu văn bản pháp luật

thu tuc nha dat sang ten so do

Tác giả

Luật sư Dương Bích Ngọc (Ngọc Blue) – Sáng lập và quản trị Luật NBS.

Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, hiện đang làm việc thường xuyên tại Hà Nội.
Tôi là một người con quê gốc ở miền Trung. Tôi đặc biệt yêu mảnh đất và con người ở Huế, là quê ngoại của tôi.
Tôi cũng là Luật sư đặc biệt yêu thích Án lệ và luôn ưu tiên áp dụng án lệ phù hợp cho các vụ việc. Tôi thích đọc sách vào thời gian rảnh rỗi và chia sẻ những cuốn sách đã đọc trên trang Sách Hay của Luật NBS.
Thêm Thông tin về tác giả

Bài viết trước « Làm thủ tục Ly hôn nhanh – Khó hay dễ?
Bài viết sau 6 điều cần lưu ý khi đọc hiểu văn bản pháp luật »

Reader Interactions

Lưu ý khi bình luận:
> Hãy cung cấp địa chỉ email chính xác
> Vui lòng bình luận / đặt câu hỏi bằng tiếng Việt có dấu
> Cố gắng tìm nội dung bạn cần trên Luật NBS trước khi đặt câu hỏi
* Mọi bình luận bằng tiếng Việt không dấu chúng tôi sẽ không phản hồi

    Mời bạn gửi bình luận / câu hỏi Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  1. Khanhvan

    08/06/2021 lúc 11:06

    CHị Ngọc ơi. CHị cho em hỏi thêm 1 chút nữa ạ.
    Em muốn hỏi về văn bản đã hết hiệu lực. Thì muốn tìm văn bản thay thế thì tìm trong tab nào ạ?
    VÍ dụ: em đang tìm Nghị định 80/2014/NĐ-CP, đã hết hiệu lực toàn bộ. Nhưng trong tab lịch sử, có thông tin ngày 15/02/2020, trạng thái được sửa đổi, và văn bản nguồn là 98/2019/NĐ-CP (NĐ này còn hiệu lực nhưng chỉ là sửa đổi, bổ sung 1 số điều của NĐ 80/2014/NĐ-CP). Em không biết văn bản nào thay thế NĐ 80/2014/NĐ-CP khi đã hết hạn ạ
    Em cảm ơn c!

    Trả lời
    • Ngoc Blue

      08/06/2021 lúc 16:45

      Trường hợp này có môt số khả năng sau:
      1. Web chưa cập nhật văn bản thay thế
      2. Có văn bản hợp nhất văn bản gốc và văn bản sửa đổi, và web coi văn bản hợp nhất là VB thay thế Nghị định cũ
      3. Web ghi nhầm trạng thái hiệu lực
      Chắc bạn phải tìm ở trang khác hoặc google thôi.

      Trả lời
      • Khanhvan

        10/06/2021 lúc 10:01

        Dạ em cảm ơn c ạ!

      • Khanhvan

        10/06/2021 lúc 10:45

        ah c ơi. e tìm thấy có văn bản này Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BXD năm 2020 hợp nhất Nghị định về thoát nước và xử lý nước thải do Bộ Xây dựng ban hành.
        Đây có phải là văn bản thay thế cho nghị định 80/2014/NĐ-CP đã hết hạn k ạ?

      • Ngoc Blue

        10/06/2021 lúc 11:12

        Cũng không hẳn chính xác theo ngôn ngữ pháp lý. Tuy nhiên trường hợp như bạn nói thì Văn bản hợp nhất đó có thể dùng được. Bạn nên tìm thêm ở các trang khác xem còn văn bản nào nữa không thì sẽ chắc chắn hơn.

      • Khanhvan

        10/06/2021 lúc 11:49

        Em vừa tìm hiểu trang Vanbanphapluat.Co thì thấy ghi trạng thái hiệu lực là đang còn hiệu lực c ạ :3

      • Ngoc Blue

        10/06/2021 lúc 15:44

        Trang đó cũng tốt đấy, ko hiểu sao gần đây lại không vào được. Vậy trường hợp này bạn có thể dùng Văn bản hợp nhất được rồi.

  2. Khanhvan

    03/06/2021 lúc 13:50

    Em cảm ơn chị rất nhiều ạ. 😀

    Trả lời
  3. Khanhvan

    27/05/2021 lúc 15:54

    Em chào chị Ngọc. Cảm ơn chị về bài viết.
    CHị có thể cho em hỏi chút được không ạ. VÌ e là người chưa từng học luật, nhưng công việc giờ phải tra cứu văn bản pháp luật. theo bài viết của chị, e truy cập trang VBPL, ở mục hiệu lực có ghi là hết hiệu lực 1 phần. thì làm sau để biết văn bản đó hết hiệu lực phần nào, và văn bản hiện đang sử dụng là văn bản nào ạ?
    Em cảm ơn chị !

    Trả lời
    • Ngoc Blue

      28/05/2021 lúc 15:56

      Nếu là trang vbpl.vn thì bạn chuyển qua phần (tab ở trên) Lịch sử hoạc Lược đồ sẽ thấy VB sửa đổi / bổ sung nhé

      Trả lời
      • Khanhvan

        31/05/2021 lúc 11:12

        Ví dụ em tra văn bản luật 82/2015/QH13, Em có vào phần lịch sử thì có nội dung như thế này:
        Ngày 25/06/2015, trạng thái: văn bản được ban hành, văn bản nguồn 82/2015/QH13.
        Ngày 01/07/2016, trạng thái: văn bản có hiệu lực, văn bản nguồn 82/2015/QH13.
        Ngày 01/01/2019, trạng thái: được sửa đổi, văn bản nguồn 35/2018/QH14.
        thì văn bản nguồn có phải là văn bản sau khi được sửa đổi, bổ sung không ạ?
        Em cảm ơn!

      • Khanhvan

        31/05/2021 lúc 11:26

        Em xin lỗi, em nhầm ạ.
        Em muốn hỏi về luật môi trường 55/2014/QH13. Em vào mục lịch sử thì có nội dung thế này:
        Ngày 23/06/2014, trạng thái: văn bản được ban hành, văn bản nguồn 55/2014/QH13.
        Ngày 01/01/2015, trạng thái: văn bản có hiệu lực, văn bản nguồn 55/2014/QH13.
        Ngày 01/01/2019, trạng thái: được sửa đổi, văn bản nguồn 35/2018/QH14.
        Ngày 01/01/2020, trạng thái: được sửa đổi, văn bản nguồn 39/2019/QH14.
        Ngày 01/01/2021, trạng thái: được sửa đổi, văn bản nguồn 61/2020/QH14.
        thì văn bản nguồn có phải là văn bản sau khi được sửa đổi, bổ sung không ạ?
        Mục lược đồ có văn bản hiện thời., em chuyển qua tab toàn văn sẽ hiển thị nội dung văn bản hiện thời (hiện giờ đang có hiệu lực tất cả các điều) hay hiển thì văn bản từ khi mới ban hành, chưa sửa đổi ạ?
        Em cảm ơn!

      • Ngoc Blue

        31/05/2021 lúc 11:53

        Tab toàn văn là VB gốc khi mới ban hành chưa sửa đổi bạn nhé, theo như thông tin này thì có 3 văn bản sửa đổi (trạng thái: được sửa đổi)
        Bạn xem văn bản gốc, sau đó xem thêm 3 văn bản được sửa đổi nữa nhé.

      • Khanhvan

        31/05/2021 lúc 15:13

        Đối với văn bản có ghi là hết hiệu lực một phần. Thì phần văn bản hết hiệu lực là phần bị sửa đổi, thay thế. còn phần được thay thế, sửa đổi sẽ xem trong văn bản nguồn đúng không chị? :3

      • Ngoc Blue

        31/05/2021 lúc 15:32

        Đúng rồi nhưng phải là văn bản nguồn đi kèm trạng thái: được sửa đổi

« Phản hồi cũ hơn

Sidebar chính

Bạn cần tìm gì?

Liên hệ tư vấn

Bài viết mới

  • Thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn
  • “Hợp đồng hôn nhân” theo pháp luật Việt Nam?
  • Làm thế nào để chứng minh tài sản riêng vợ chồng?
  • Cách xử lý hành vi ngoại tình
  • Lưu ý khi xác nhận tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn)

NHẬN NỘI DUNG MỚI QUA EMAIL

Nhập địa chỉ email của bạn để theo dõi Luật NBS. Chúng tôi sẽ gửi email cho bạn khi có những nội dung mới.

Án lệ Việt Nam

An le Viet Nam

Giới thiệu sách hay

Ebooks của Luật NBS

[Ebook miễn phí] Hộ khẩu – Luật Cư trú

[eBook] Ai cũng được có con – vấn đề pháp lý và thủ tục Mang thai hộ

An le Viet Nam

[Ebook miễn phí] Án lệ Việt Nam & Đề tài nghiên cứu Án lệ (2007)

Xem tất cả Ebooks

Footer

VỀ LUẬT NBS

Luat NBSLuật NBS tư vấn và cung cấp các phương pháp giải quyết vấn đề pháp lý một cách đơn giản phù hợp quy định và hướng dẫn chi tiết cách thực hiện từ Luật sư và các chuyên gia pháp luật uy tín.

Chúng tôi luôn hướng tới việc giúp bạn có thể hiểu và tự giải quyết vấn đề của mình trước khi cần đến sự hỗ trợ của Luật sư và các chuyên gia tư vấn.

Với phương châm: ĐƠN GIẢN LÀ TỐT NHẤT, Luật NBS luôn hướng đến các giải pháp đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho các khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

XEM THÊM VỀ CHÚNG TÔI

Phản hồi gần đây

  • Luật sư Ngọc Blue trong Các bước làm thủ tục thừa kế nhà đất đã có sổ đỏ
  • Duẩn trong Các bước làm thủ tục thừa kế nhà đất đã có sổ đỏ
  • Luật sư Ngọc Blue trong Các bước làm thủ tục thừa kế nhà đất đã có sổ đỏ
  • Ai Chan trong Các bước làm thủ tục thừa kế nhà đất đã có sổ đỏ
  • Luật sư Ngọc Blue trong 6 bước làm thủ tục mua bán nhà đất và sang tên sổ đỏ an toàn
  • Luật sư Ngọc Blue trong Các bước làm thủ tục thừa kế nhà đất đã có sổ đỏ

Nhập nội dung cần tìm

NHẬN NỘI DUNG MỚI QUA EMAIL

Nhập địa chỉ email của bạn để theo dõi Luật NBS. Chúng tôi sẽ gửi email cho bạn khi có những nội dung mới.

Bản quyền © 2016–2023 · Luật NBS · Dịch vụ Luật NBS · Liên hệ · Sử dụng theme Paradise và Host do WP Căn Bản cung cấp