Tranh chấp trên biển luôn đang là một vấn đề nóng của Việt Nam, từ vụ giàn khoan của Trung Quốc, việc xây dựng trái phép của Trung Quốc trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam cho đến vụ ngư dân Việt Nam bị các quốc gia khác bắt khi đang đánh cá. Việt Nam chúng ta cũng đã bắt một vài tàu của Trung Quốc và một số nước khác vì xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam.
Nghe tin tức và biết như vậy, nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi biển vô cùng rộng lớn, làm sao biết được quốc gia nào xâm phạm quốc gia nào? Thực ra biển cũng có ranh giới, quốc gia nào cũng có biên giới trên đất liền và biên giới trên biển. Ranh giới trên biển cách xác định có hơi khác so với ranh giới trên đất liền. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mô tả cách xác định ranh giới trên biển một cách cơ bản và ngắn gọn nhất.
Đối với ranh giới trên biển có thể xác định căn cứ vào Luật biển Việt Nam 2012 (có hiệu lực từ 01/01/2013). Tuy nhiên Luật Biển Việt Nam cũng được xây dựng dựa trên Công ước quốc tế về luật biển 1982 (UNCLOS).
Vậy nên những mô tả về ranh giới tôi tóm tắt trong sơ đồ dưới đây chủ yếu theo quy định của UNCLOS, có tham khảo Luật Biển Việt Nam 2012 và Tài liệu khóa bồi dưỡng về Luật biển Việt Nam và Quốc tế do VBF và JPP hợp tác tổ chức.
Hình minh họa mô tả cách xác định ranh giới quốc gia trên biển theo UNCLOS
Dưới đây là những mô tả cụ thể hơn về khái niệm các vị trí và ranh giới trên biển dựa trên các quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế
I. Đường cơ sở
Luật biển Việt Nam | UNCLOS |
Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn. |
Đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận |
Đường cơ sở của biển Việt Nam được thể hiện rất rõ ràng và dễ hiểu trong hình dưới đây. Hình vẽ chúng tôi lấy từ bài báo: http://petrotimes.vn/duong-co-so-theo-luat-bien-viet-nam-183577.html
Các bạn có thể đọc thêm để hiểu sâu hơn về Đường cơ sở
(Đường cơ sở được thể hiện là Đường có màu đỏ trên bản đồ)
II. Các vùng khác trên biển
Các vùng khác trên biển được quy định khá rõ trong Luật Biển Việt Nam 2012:
Vùng biển Việt Nam | Khái niệm và cách xác định | Chế độ pháp lý |
Nội thủy |
Là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. |
Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền. |
Lãnh hải |
Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. |
– Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. – Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. – Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. – Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. – Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam. |
Vùng tiếp giáp lãnh hải |
Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. |
– Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác quy định tại Điều 16 của Luật này đối với vùng tiếp giáp lãnh hải. – Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam. |
Vùng đặc quyền kinh tế |
Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. |
– Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện: a) Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế; b) Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; c) Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế. – Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. – Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan. – Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại về thềm lục địa. |
Thềm lục địa |
là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét. |
– Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên. – Quyền chủ quyền nêu trên có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam. – Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa. – Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. – Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam. |
Nếu có ý kiến hay câu hỏi liên quan, các bạn có thể gửi phản hồi ở dưới bài viết này, hoặc liên hệ riêng với Luật NBS để được tư vấn và giải đáp.
Nếu bạn yêu thích đọc sách, bạn có thể chia sẻ, bình luận những cuốn Sách Hay với chúng tôi tại ĐÂY
Bạn cũng có thể ấn nút “Theo dõi” để cập nhật các thông báo về bài viết mới nhất của chúng tôi qua email.
Trang
Biên giới quốc gia trên biển của VN tiếp giáp với quốc gia và vùng lãnh thổ nào?
Ngoc Blue
Kiến thức địa lý cơ bản thì chịu khó tự tìm hiểu và tra google bạn nhé.
Phạm Văn Hùng
Xin thưa:
Tôi cũng đã học luật biển 1982. Nhưng xem bản đồ đường cơ sở để tính lãnh hải của VN thì tôi thấy không áp dụng đúng như luật biển quy định mà do ta tự áp đặt chủ quan. Nhất là vùng biển phía nam và tây nam. Như vậy thì sẽ không thể dàn xếp được tranh chấp đối với Indonesia, Malaysia, Brunei, Thailand và đặc biệt là ta và Campuchia.
Chúng ta tham quá không?
Ngoc Blue
Cảm ơn anh đã cung cấp thêm thông tin và kiến thức, vì thực ra vấn đề về xác định ranh giới trên biển tôi cũng không có kiến thức chuyên sâu. Tuy nhiên tôi cũng nghĩ rằng có lẽ khi chính phủ công bố đường cơ sở ngoài việc căn cứ luật biển cũng đã dựa vào việc thương lượng và dàn xếp với các quốc gia khác.
Còn những vấn đề thực tế như thế nào thì có lẽ chỉ những lãnh đạo cấp cao mới có thể hiểu được 🙂