Sau khi người con được sinh ra, người mẹ khởi kiện yêu cầu xác định bị đơn là cha đẻ của người con và yêu cầu bị đơn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên. Tòa án xác định bị đơn là cha đẻ của người con và có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Trường hợp này, Tòa án phải xác định thời gian cấp dưỡng cho con chưa thành niên được tính kể từ khi người con được sinh ra.
Áp dụng từ 27/3/2023 Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua vào các ngày 01, 02, 03 tháng 02 năm 2023 và được công bố theo Quyết định số 39/QĐ-CA ngày 24 tháng 02 năm 2023 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Bản án phúc thẩm số 07/2018/HN-PT ngày 22/3/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước về vụ án hôn nhân và gia đình “Xác định cha cho con, cấp dưỡng nuôi con” giữa nguyên đơn là chị Lê Thị D với bị đơn là anh Trịnh Vinh C.
* Án lệ này do GS. TS. Đỗ Văn Đại, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất.
Đoạn 4 phần “Nhận định của Tòa án”.
- Tình huống án lệ:
Sau khi người con được sinh ra, người mẹ khởi kiện yêu cầu xác định bị đơn là cha đẻ của người con và yêu cầu bị đơn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên. Tòa án xác định bị đơn là cha đẻ của người con và có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, Tòa án phải xác định thời gian cấp dưỡng cho con chưa thành niên được tính kể từ khi người con được sinh ra.
Khoản 24 Điều 3, Điều 107, Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
“Xác định cha cho con”; “Cấp dưỡng cho con chưa thành niên”; “Thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng”.
(Những nội dung dưới đây khá dài, vui lòng click để xem)
“[4] Xét theo quy định tại Điều 82, 83; khoản 24 Điều 3, Điều 107, 110, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Điều 281 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con chưa thành niên được phát sinh từ khi người con được sinh ra. Việc cấp dưỡng nuôi con là quyền và là nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con. Cháu Lê Gia P là con chung của chị Lê Thị D và anh Trịnh Vinh C, nhưng từ khi cháu P sinh ra là ngày 12/01/2014 cho đến ngày 12/10/2017 (ngày chị D làm đơn khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng) một mình chị D chăm sóc, nuôi dưỡng và chi trả các khoản chi phí nuôi con. Như vậy, Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu buộc anh C hoàn trả lại số tiền chi phí mà chị D bỏ ra để nuôi cháu P từ ngày sinh ra 12/01/2014 cho đến ngày 12/10/2017 (ngày chị D làm đơn khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng) là không phù hợp làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chị D. Do đó cần chấp nhận một phần kháng cáo của chị D, buộc anh C phải hoàn trả lại cho chị D ½ của số tiền 02 triệu đồng/tháng mà chị D đã bỏ ra nuôi con tính từ ngày 12/01/2014 cho đến ngày 12/10/2017 như sau: 45 tháng x 1.000.000 đồng/tháng = 45.000.000 đồng.”
Xem thêm:
Nếu có ý kiến hay câu hỏi liên quan, các bạn có thể gửi phản hồi ở dưới bài viết này, hoặc liên hệ riêng với Luật NBS để được tư vấn và giải đáp.
Nếu bạn yêu thích đọc sách, bạn có thể chia sẻ, bình luận những cuốn Sách Hay với chúng tôi tại ĐÂY
Bạn cũng có thể ấn nút “Theo dõi” để cập nhật các thông báo về bài viết mới nhất của chúng tôi qua email.
> Hãy cung cấp địa chỉ email chính xác
> Vui lòng bình luận / đặt câu hỏi bằng tiếng Việt có dấu
> Cố gắng tìm nội dung bạn cần trên Luật NBS trước khi đặt câu hỏi
* Mọi bình luận bằng tiếng Việt không dấu chúng tôi sẽ không phản hồi