Trong các thủ tục liên quan đển nhà đất thì thủ tục thừa kế nhà đất có lẽ sẽ làm bạn cảm thấy phức tạp hơn cả.
Vì vậy, bài viết hôm nay tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước để làm thủ tục thừa kế nhà đất. Sau khi đọc xong, bạn sẽ thấy rằng thủ tục thừa kế nhà đất, nhất là với nhà đất đã có sổ đỏ không hề phức tạp như bạn nghĩ.
Bạn lưu ý là các nội dung trong bài viết này chỉ áp dụng đối với nhà đất đã có sổ đỏ.
Trước hết bạn hãy hiểu một cách đơn giản nhất, đó là:
Thủ tục thừa kế nhà đất sẽ phải làm khi có một người có quyền sử dụng nhà đất theo sổ đỏ đã chết. Người thừa kế không nghiễm nhiên được công nhận là chủ sử dụng đất, mà họ buộc phải thực hiện các thủ tục pháp lý để được pháp luật công nhận điều này. |
Khi đó bạn muốn mua bán / chuyển nhượng / tặng cho / thế chấp hay làm bất cứ giao dịch nào khác liên quan đến nhà đất có sổ đỏ đó thì bạn phải làm thủ tục thừa kế cho nhà đất đó trước. Cụ thể là bạn sẽ phải làm thủ tục sang tên sổ đỏ cho một hoặc những người thừa kế hợp pháp đối với nhà đất đó
BẠN CÓ BIẾT: Chúng tôi có thể làm Thủ tục thừa kế nhà đất cho bạn ngay cả khi bạn đang cách ly hoặc không muốn ra khỏi nhà! Đó là vì theo quy định, trước khi ký công chứng văn bản thừa kế, bạn phải làm thủ tục niêm yết Thông báo thừa kế tại UBND phường, xã trong 15 NGÀY. Với Dịch vụ nhà đất sổ đỏ online tại Hà Nội của Luật NBS, chúng tôi có thể làm thủ tục niêm yết thừa kế cho bạn ngay cả khi bạn đang ở nhà hoặc cách ly nhiều ngày. Hoặc liên hệ: |
Thủ tục thừa kế nhà đất là rất quan trọng và cần thiết phải thực hiện trước khi chuyển nhượng, mua bán nhà đất. Nếu như bạn cho rằng, người thừa kế đương nhiên có quyền bán nhà đất mà chưa cần làm thủ tục thừa kế thì bạn có thể sẽ rơi vào 1 trong số các trường hợp rủi ro sau:
Sổ đỏ tên ông A và bà B, ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp và chỉ có duy nhất một người con là ông C. Thời điểm bạn mua nhà, đất đó thì ông A và bà B đã chết, bạn cho rằng chắc chắn ông C có toàn quyền với nhà, đất đó rồi nên lập Hợp đồng mua bán viết tay với ông C, hai bên thanh toán hết tiền và giao giấy tờ gốc đầy đủ, đàng hoàng. Bạn về nhà, đất đó ở một thời gian thì muốn làm thủ tục sang tên sổ đỏ cho nhà đất đó.
Lúc đó bạn phát hiện ra rằng: Phải làm thủ tục thừa kế, sang tên cho ông C đã rồi ông C mới được bán cho bạn. Nếu may mắn thì bạn vẫn còn liên lạc với ông C và ông C cũng rất thiện chí hợp tác làm thủ tục cho bạn, còn nếu không may không liên lạc được hoặc ông C không hợp tác thì… bạn biết sẽ như thế nào rồi đấy
Sổ đỏ tên ông A và bà B, ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp. Thời điểm bạn mua nhà, đất đó thì ông A đã chết, bà B cho rằng bà có toàn quyền bán nhà đất đó rồi nên lập Hợp đồng mua bán viết tay với bà C, hai bên thanh toán hết tiền và giao giấy tờ gốc đầy đủ, đàng hoàng. Bà C về nhà, đất đó ở một thời gian thì muốn làm thủ tục sang tên sổ đỏ cho nhà đất đó.
Lúc đó bà C phát hiện ra rằng: Phải làm thủ tục thừa kế, sang tên cho bà B đã rồi bà B mới được bán mình. Nếu may mắn thì vẫn còn liên lạc với bà B và bà B cũng rất thiện chí hợp tác làm thủ tục cho bạn, còn nếu không may bà B đã mất hoặc không hợp tác thì… bạn biết sẽ như thế nào rồi đấy
Sổ đỏ tên ông A và bà B, ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp và có 3 người con là ông C, bà D và ông E. Thời điểm bạn mua nhà, đất đó thì ông A và bà B còn sống nhưng bạn không lập Hợp đồng công chứng mà chỉ mua bán bằng hình thức Hợp đồng viết tay. Hai bên thanh toán hết tiền và giao giấy tờ gốc đầy đủ. Bạn về nhà, đất đó ở một thời gian thì muốn làm thủ tục sang tên sổ đỏ cho nhà đất đó.
Khi bạn chuẩn bị làm thủ tục sang tên thì mới biết ông A đã chết, vậy là phải làm thủ tục thừa kế. Khi đó sổ đỏ phải được sang tên của một hoặc những người thừa kế hợp pháp của ông A, sau đó một hoặc những người đó mới làm thủ tục bán và sau đó sang tên cho bạn.
Nếu may mắn thì những người thừa kế đoàn kết và thiện chí làm thủ tục cho bạn, còn nếu không may thì… bạn biết sao rồi đấy.
Đó là một số trường hợp phổ biến có liên quan đến thủ tục thừa kế nhà đất mà tôi đã tư vấn cho nhiều khách hàng bị vướng mắc trên thực tế.
Thường thì trong những trường hợp này bên mua luôn là bên gặp nhiều rủi ro hơn. Còn nếu bạn là bên bán thì cũng lưu ý là phải làm thủ tục thừa kế và sang tên cho người thừa kế xong mới được mua bán, chuyển nhượng nhà đất để tránh rắc rối hoặc thậm chí có thể bị kiện cáo sau này
Đúng vậy, pháp luật vẫn công nhận giấy mua bán viết tay trong một số trường hợp và điều kiện nhất định, tuy nhiên tôi có thể chắc chắn với bạn rằng việc làm thủ tục sang tên bằng giấy mua bán viết tay khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều so với việc làm thủ tục thừa kế.
Vì vậy, việc sang tên bằng giấy mua bán viết tay chỉ nên là phương án sau cùng được tính đến, khi không còn cách nào khác để làm thủ tục thừa kế.
Như vậy, bạn đã xác định được tại sao phải làm thủ tục thừa kế nhà đất rồi phải không. Phần tiếp theo chúng tôi sẽ hướng dẫn các bước để bạn có thể làm thủ tục thừa kế nhà đất.
Liên quan đến thủ tục thừa kế có 2 trường hợp, đó là CÓ DI CHÚC và KHÔNG CÓ DI CHÚC. Trường hợp phổ biến hơn đó là thừa kế không có di chúc, vì vậy tôi sẽ nói đến trường hợp này trước
♦ KHÔNG CÓ DI CHÚC ♦
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH AI LÀ NGƯỜI THỪA KẾ
Khi người để lại tài sản chết và không có di chúc thì tài sản của người đó sẽ được chia theo pháp luật.
- Tất cả những người thừa kế hợp pháp thuộc phần bằng nhau hoặc những phần khác nhau nếu như những người thừa kế cùng thống nhất thỏa thuận được việc chia thừa kế. của người đó sẽ được hưởng những
-
Nếu không có
thì sẽ xác định tiếp đếnNếu không có hàng thừa kế thứ nhất và thứ 2 thì sẽ xác định tiếp đến
- Những người thừa kế này phải còn sống tại thời điểm khai nhận / phân chia di sản thừa kế.
Nội dung cần làm rõ thêm: Người thừa kế theo quy định pháp luật là cá nhân phải còn sống tại thời điểm người có tài sản chết (thời điểm mở thừa kế).
Vì vậy, tại thời điểm khai nhận / phân chia di sản thừa kế nếu người thừa kế đó đã chết thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người thừa kế đã chết đó vẫn được hưởng di sản nếu họ còn sống. Nếu họ cũng đã chết thì sẽ phải xác định tiếp thời điểm để không bỏ sót người thừa kế còn sống khi làm thủ tục. |
Có nhiều khách hàng hay hỏi tôi rằng: Khi làm thủ tục thừa kế có cần phải hỏi ý kiến người này hay người kia không? Câu trả lời rất đơn giản:
Khi làm thủ tục thừa kế, bạn phải hỏi ý kiến và có sự đồng ý thống nhất của tất cả những người thừa kế (được xác định theo cách trên) thì bạn mới có thể thực hiện thủ tục thừa kế nhà đất và các tài sản khác được |
Khi đã xác định được người thừa kế tài sản, bạn lưu ý các trường hợp tương ứng với các bước làm sau:
- Nếu chỉ có duy nhất một người thừa kế, bạn bỏ qua bước 2 và chuyển sang bước 3
- Nếu có từ 2 người thừa kế trở lên, hãy làm tiếp bước 2
Nếu bạn vẫn chưa xác định được người thừa kế và cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: |
BƯỚC 2: THỎA THUẬN NGƯỜI THỪA KẾ
Trường hợp có từ 2 người trở lên cùng có quyền hưởng thừa kế nhà đất, tài sản thì những người thừa kế cần đạt được thỏa thuận thống nhất với nhau.
Bạn có thể thỏa thuận theo một trong các trường hợp chúng tôi tư vấn dưới đây:
Bạn có thể không lựa chọn bất kỳ phương án nào nêu trên và có những thỏa thuận riêng của mình. Tuy nhiên, nội dung thỏa thuận đó phải đủ điều kiện để làm được thủ tục sang tên sổ đỏ thừa kế, sang tên quyền sở hữu tài sản thừa kế. Nếu không, thỏa thuận của bạn sẽ không có ý nghĩa và giá trị pháp lý cần thiết.
Khi sử dụng dịch vụ thủ tục thừa kế nhà đất của Luật NBS, chúng tôi sẽ tư vấn để bạn có được phương án phù hợp nhất với từng yêu cầu riêng, đồng thời có thể thực hiện việc sang tên sổ đỏ thừa kế, sang tên tài sản thừa kế một cách thuận lợi nhất |
♥ LỜI KHUYÊN CỦA Luật NBS ♥
Tốt nhất bạn và những người thừa kế đừng nên để xảy ra tranh chấp thừa kế nhà đất, tài sản. Bởi vì đối với tài sản, nhà đất thừa kế chỉ cần một người thừa kế không đồng thuận thì tài sản, nhà đất đó gần như sẽ bị “đóng băng” không thể thực hiện bất cứ 1 giao dịch nào cho đến khi tranh chấp thừa kế chấm dứt và được giải quyết. Bạn cũng đừng nghĩ rằng, việc khởi kiện chia thừa kế sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh hơn, khi mà một vụ kiện chia thừa kế có thể kéo dài đến hàng năm, thậm chí có vụ việc hơn 10 năm. Và như vậy tài sản, nhà đất cũng sẽ bị “đóng băng” một thời gian dài không cần thiết. Vậy nên, hãy cố gắng vui vẻ thỏa thuận với nhau, đừng nên để xảy ra tranh chấp. Như vậy vừa giữ được tình cảm gia đình, lại vừa giải quyết được tài sản nhà đất thừa kế một cách nhanh chóng! |
BƯỚC 3: CHUẨN BỊ GIẤY TỜ
Để làm thủ tục thừa kế nhà đất, tài sản bạn cần các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), Sổ tiết kiệm, Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần, Giấy đăng ký xe và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (nếu có và nếu muốn làm luôn các tài sản khác)
- Giấy chứng tử của người / những người chủ sử dụng đất đã chết
- CMND/căn cước công dân/hộ chiếu, hộ khẩu của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục
- Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy tờ xác nhận / chứng minh quan hệ của người thừa kế với người đã chết
- Giấy chứng tử, xác nhận phần mộ, giấy tờ xác nhận / chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục
Đó là các giấy tờ cơ bản mà bạn cần chuẩn bị để làm thủ tục thừa kế. Mỗi trường hợp thừa kế lại có thể thêm/bớt hoặc thay thế các giấy tờ khác nhau, việc này cần có hồ sơ cụ thể mới xác định được. Tuy nhiên bạn cứ chuẩn bị được các giấy tờ nêu trên là cũng đủ … mệt rồi. Các giấy tờ thêm/bớt hoặc thay thế (nếu có) cũng sẽ rất ít thôi.
Khi sử dụng dịch vụ của Luật NBS, bạn chỉ cần chuẩn bị sổ đỏ, giấy chứng nhận tài sản (bản chụp), chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn đầy đủ toàn bộ các giấy tờ bạn cần chuẩn bị |
Xem thêm:
- Lưu ý khi xin xác nhận tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn)
- Hướng dẫn cách kiểm tra toàn bộ hồ sơ giấy tờ trong nhà bạn
Nếu có nhiều tài sản, nhà đất thừa kế, bạn có quyền lựa chọn làm thủ tục thừa kế đối với từng tài sản, nhà đất ở những thời điểm khác nhau hoặc làm đồng thời thủ tục thừa kế đối với tất cả các tài sản, nhà đất.
Việc này hoàn toàn do những người thừa kế lựa chọn, không có quy định bắt buộc. |
BƯỚC 4: CHỌN VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG / NIÊM YẾT THÔNG BÁO THỪA KẾ / HOÀN THIỆN GIẤY TỜ
Việc thực hiện các thủ tục thừa kế nhà đất, tài sản bắt buộc phải qua Văn phòng công chứng, vì vậy sau khi chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, bạn sẽ lựa chọn một VPCC để thực hiện các thủ tục về thừa kế cho bạn.
Sau khi đã lựa chọn được Văn phòng công chứng, bạn cung cấp các giấy tờ đã chuẩn bị ở Bước 3 cho VPCC. Sau đó, cách làm như thế nào sẽ tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn và cách làm của VPCC do bạn lựa chọn
Khi sử dụng dịch vụ của Luật NBS, bạn chỉ cần cung cấp bản chụp và thông tin của một số giấy tờ cơ bản cần thiết, mà chưa cần cung cấp toàn bộ giấy tờ cũng như không cần đến trực tiếp. Chúng tôi đã có thể lập cho bạn: Thông báo về việc khai nhận / phân chia di sản thừa kế.
Chúng tôi cũng sẽ trực tiếp đi niêm yết Thông báo thừa kế cho bạn tại các UBND phường, xã theo quy định.
Thời gian niêm yết Thông báo thừa kế theo quy định là 15 ngày kể từ ngày Thông báo được niêm yết tại UBND phường, xã.
Trong thời gian 15 ngày đợi hết niêm yết, bạn có thể chuẩn bị và hoàn thiện nốt các giấy tờ còn thiếu theo hướng dẫn chi tiết của chúng tôi.
Quy trình làm như vậy sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian tốt nhất và hạn chế tối đa việc đi lại.
Tham khảo thêm: Những câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục thừa kế
BƯỚC 5: LẬP VĂN BẢN CÔNG CHỨNG KHAI NHẬN / PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ
Sau khi đủ 15 ngày niêm yết thông báo thừa kế, nếu không có ai thắc mắc hay tranh chấp gì thì đã đủ điều kiện để lập Văn bản khai nhận / phân chia di sản thừa kế.
Bạn không cần phải tự chuẩn bị nội dung của Văn bản thừa kế, toàn bộ Văn bản sẽ do VPCC soạn thảo nội dung theo đúng quy định của pháp luật và theo thỏa thuận của những người thừa kế hợp pháp. Sau khi soạn thảo xong, VPCC sẽ đưa cho tất cả những người thừa kế cùng đọc lại (bạn nhớ đọc kỹ nhé). Sau khi tất cả những người thừa kế đã thống nhất, họ sẽ cùng ký tên và điểm chỉ vào Văn bản thừa kế. Cuối cùng VPCC sẽ đóng dấu công chứng.
Khi sử dụng dịch vụ của Luật NBS, chúng tôi sẽ gửi bản dự thảo Văn bản thừa kế cho bạn và tất cả những người thừa kế cùng đọc trước, sửa đổi, bổ sung và thống nhất. Khi đến VPCC, tất cả những người thừa kế chỉ cần đọc lại một lượt và ký văn bản. Quy trình của chúng tôi sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian làm thủ tục, đồng thời tránh những tranh cãi hoặc thắc mắc không cần thiết. |
Như vậy là bạn đã hoàn thành xong những bước quan trọng nhất của thủ tục thừa kế nhà đất, tài sản. Sau khi xong bước này, bạn chỉ còn 1 bước cuối cùng nữa thôi, đó là:
BƯỚC 6: LÀM THỦ TỤC SANG TÊN SỔ ĐỎ
Ở bước cuối cùng này, bạn có 2 lựa chọn cũng đơn giản thôi:
#1: Tự đi làm thủ tục sang tên sổ đỏ
Nếu bạn muốn tự mình làm thủ tục sang tên sổ đỏ, không cần phải tốn chi phí dịch vụ, thì bạn có thể tham khảo bài viết: Các bước để bạn tự làm thủ tục sang tên sổ đỏ, trong đó tôi chia sẻ những kinh nghiệm và các bước làm sang tên sổ đỏ cụ thể, giúp bạn có thể tự đi làm thủ tục sang tên sổ đỏ phần nào được thuận lợi hơn.
Khi sử dụng dịch vụ của Luật NBS và muốn tự đi làm thủ tục sang tên sổ đỏ, Luật NBS sẽ hỗ trợ bạn kê khai bộ tờ khai làm thủ tục sang tên sổ đỏ.
#2: Sử dụng dịch vụ sang tên sổ đỏ
Nếu bạn không có thời gian, hoặc thấy rằng việc làm thủ tục sang tên sổ đỏ quá phức tạp, thì có một cách đơn giản hơn rất nhiều, đó là: sử dụng dịch vụ sang tên sổ đỏ.
Dịch vụ sang tên sổ đỏ hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp nên phí dịch vụ cũng khá hợp lý, không còn cao như cách đây vài năm nữa. Bạn hãy lựa chọn dịch vụ sang tên sổ đỏ của một đơn vị mà bạn thấy uy tín và tin tưởng nhé.
Luật NBS hiện đang cung cấp dịch vụ sang tên sổ đỏ tại Hà Nội với giá dịch vụ chỉ từ 3,5 triệu – 5 triệu tùy vào hồ sơ cụ thể.
Khi sử dụng dịch vụ sang tên sổ đỏ của Luật NBS, sau khi bạn ký công chứng Văn bản thừa kế nhà đất, bạn chỉ cần ngồi nhà và đợi sổ đỏ – sổ hồng đã sang tên bạn.
Xem các công việc cụ thể chúng tôi sẽ làm cho bạn tại ĐÂY
Hotline tư vấn thủ tục nhà, đất tại HÀ NỘI: 0862.819.799 |
***Lưu ý: Với nhà, đất tại những địa phương khác hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác, bạn vui lòng không gọi số Hotline trên mà hãy để lại câu hỏi dưới bài viết này hoặc liên hệ tại Đây |
Sau khi sang tên sổ đỏ thừa kế xong thì bạn có thể thực hiện các giao dịch khác như mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp..v..v..
Đó là toàn bộ quy trình và các bước để thực hiện thủ tục thừa kế KHÔNG CÓ DI CHÚC. Còn sau đây là những lưu ý với trường hợp thừa kế CÓ DI CHÚC.
♦ CÓ DI CHÚC ♦
Đối với trường hợp có di chúc các bước làm thủ tục thừa kế sẽ bắt đầu thực hiện từ BƯỚC 3 như trường hợp Không có di chúc Tuy nhiên, trước khi thực hiện thủ tục, bạn cần lưu ý xác định 2 vấn đề sau:
#1. Di chúc có hợp pháp hay không?
Việc di chúc như thế nào là hợp pháp được quy định khá rõ ràng ở trong Bộ luật dân sự 2015.
Tuy nhiên nếu có tranh chấp về việc di chúc hợp pháp hay không hợp pháp thì chỉ có Tòa án mới có quyền ra quyết định cuối cùng. Vậy nên, trường hợp này bạn cứ hiểu một cách đơn giản cho đỡ đau đầu, đó là: VPCC có đồng ý làm thủ tục thừa kế cho bạn theo Di chúc bạn cung cấp không?!.
Nếu VPCC đồng ý, bạn không cần băn khoăn về vấn đề này nữa. Nếu VPCC không đồng ý thì tùy từng trường hợp những người thừa kế có thể lựa chọn phương án khai nhận thừa kế theo pháp luật (không có di chúc) hoặc khởi kiện / yêu cầu Tòa án công nhận di chúc là hợp pháp.
- Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách lập di chúc đúng quy định
#2. Có người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc hay không?
Người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc, bạn có thể hiểu một cách cơ bản đó là những người mà cho dù họ không có tên trong di chúc, không được người lập di chúc cho hưởng di sản nhưng họ vẫn được quyền hưởng một phần di sản của người lập di chúc,
- Tham khảo thêm: Những câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục thừa kế
Sau khi xác định được 2 vấn đề trên, bạn có thể bắt đầu làm thủ tục thừa kế từ Bước 3
Thực tế thì vấn đề thừa kế nhà đất, tài sản có những trường hợp tương đối phức tạp mà bạn khó có thể tự xác định được. Vì vậy, với bài viết này tôi mong rằng sẽ giúp cho bạn phần nào đó.
Nếu như sau khi đọc xong bài viết này, bạn vẫn còn có những vấn đề thắc mắc, bạn có thể gửi câu hỏi ở dưới bài viết hoặc có thể liên hệ riêng để được tư vấn.
Bạn cũng có thể ấn nút “Theo dõi” để cập nhật các thông báo về bài viết mới nhất của chúng tôi qua email.
Nguyễn Thị Liên
Kính gửi luật sư Luật NBS
Bố mẹ chồng tôi có căn nhà tại Khu tập thể quận Ba đình Hà nội và bố tôi đứng tên trên giấy chứng nhận hộ gia đình Là chủ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ: Quận Ba Đình Thành phố Hà Nội theo GIẤY CHỨNG NHẬN Quyền sử dụng đất – Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất : B… và được quyền sở hữu và quyền sử dụng gồm vợ và ba người con trai, con dâu
Nay mẹ chồng tôi đã mất
Nhà ở đã xây ba tầng và ông đã chia theo thỏa thuận
Nhà con trai cả ở riêng biệt đã xây phần đất phía ngoài căn nhà
còn phần nhà chính xây 3 tâng
-Sàn tầng 1 cho con trai thứ hai
-Sàn tầng 2 cho con trai thứ ba
-Sàn tầng 3 bố tôi muốn thừa kế cho cháu trai đích tôn
Vậy cho tôi hỏi : Bố chồng tôi cần làm thủ tục gì và giấy tờ gì xin Luật NBS tư vấn và hướng dẫn giúp tôi
Xin trân trọng cảm ơn !
Luật sư Ngọc Blue
Chào bạn, vì đây là bình luận công khai nên tôi dã sửa để bảo mật thông tin cho câu hỏi của bạn.
Trường hợp này trước tiên gia đình bạn cần xác định được Hộ gia đình đứng tên trên sổ đỏ gồm những thành viên nào tại thời điểm cấp sổ.
Sau đó, hộ gia đình bạn cần làm thủ tục khai nhận thừa kế phần của mẹ chồng bạn trên sổ đỏ
Sau khi làm xong thủ tục thừa kế, nếu phần đất đã chia cho con trai cả đủ điều kiện tách thửa thì sẽ làm thủ tục tách thửa và tách thành 1 sổ đỏ mới đứng tên con trai cả.
Sổ đỏ cũ đối với phần nhà chính cần làm thủ tục đồng sở hữu cho những người còn lại được chia. Về phần chia sàn ở các tầng thì các đồng sở hữu có thể lập vi bằng liên quan đến thỏa thuận để xác định ranh giới.
Với thông tin mà bạn cung cấp thì tôi chỉ có thể trả lời các bước cơ bản như vậy. Những bước quan trọng nhất đều phải lập văn bản công chứng, do đó nếu bạn muốn biết chính xác cần phải làm gì và giấy tờ như thế nào thì bạn cần mang hồ sơ đến 1 văn phòng công chứng tại Hà Nội để được biết cụ thể.
Thanhdam
Bố tôi đã mất. Mẹ tôi còn sống. Vậy bà có quyền làm hợp đồng cho tặng đất cho con không.
Luật sư Ngọc Blue
Nếu nhà đất đã có sổ đỏ và được xác định là tài sản chung của bố và mẹ bạn thì mẹ bạn chưa làm được hợp đồng tặng cho nếu chưa làm xong thủ tục thừa kế phần của bố bạn. Trường hợp này, mẹ bạn có thể lập được di chúc để định đoạt phần của mẹ bạn thôi nhé.
Đỗ Quốc Toản
Tôi hiện ở Đồng Nai.mẹ tôi đã chết cách đây 9 năm.mẹ tôi có đứng tên một miếng đất nhưng lúc chết không có di chúc.khi còn sống mẹ tôi có đi làm giấy tờ và đã được cấp sổ vào năm 1999 nhưng đến nay chưa lấy về.hiện nay ae tôi muốn làm thừa kế thì phải làm thế nào.chúng tôi có 5 anh em.(có một anh đã chết) cách đây hơn 1 năm.xin luật sư hướng dẫn ạ.xin cảm ốm.
Luật sư Ngọc Blue
Trước tiên các anh em bạn cần liên hệ với cơ quan đang giữ sổ đỏ gốc của mẹ bạn để hỏi thủ tục lấy sổ đỏ về. Có thể những người thừa kế sẽ phải làm văn bản thỏa thuận cử đại diện hoặc ủy quyền cho một người lấy sổ đỏ gốc. Điều này tùy thuộc vào yêu cầu của cơ quan đang giữ sổ đỏ của mẹ bạn
Sau khi lấy sổ đỏ gốc về, bạn có thể mang ra văn phòng công chứng tại địa phương để được hướng dẫn làm thủ tục thừa kế. Khi đó văn phòng công chứng sẽ xem thông tin trên sổ đỏ gốc và căn cứ vào đó mới biết được bạn cần chuẩn bị các giấy tờ và thủ tục gì.
Đỗ Quốc Toản
Luật sư cho tôi hỏi.mẹ tôi đứng tên sổ đỏ nhưng mẹ tôi đã chết không có di chúc.nhà tôi có năm ae.nhưng người a cả đã chết cách đây một năm ae tôi muốn làm thừa kế thì phải làm như thế nào.cần những giấy tờ gì.nhà người a đã chết có 6 người.người con thứ hai của a cũng đã chết còn hai người con nữa đi làm bên Campuchia không liên lạc được.chỉ còn người chị dâu và đứa con út.luật sư cho tôi hỏi khi làm thừa kế có phải bắt buộc có chữ kí của hai người con mất liên lạc kia không.xin cảm ơn.
Luật sư Ngọc Blue
Về nguyên tắc tại thời điểm nhà bạn làm thủ tục thừa kế tài sản của người mẹ, nếu người thừa kế là con đã chết sau người để lại di sản là mẹ thì cần có chữ ký của tất cả những người thừa kế của người con đã chết đó, nếu có người thừa kế không liên lạc được thì cần làm thủ tục tuyên bố mất tích tại tòa án.
Trường hợp nhà bạn hơi phức tạp nên cần có giấy tờ cụ thể mới tư vấn được. Thủ tục thừa kế nhà đất đã có sổ đỏ bắt buộc phải qua công chứng, vì vậy bạn nên mang hồ sơ đến văn phòng công chứng tại địa phương nơi có đất để họ tư vấn thủ tục và giấy tờ cụ thể sẽ chính xác hơn.
Duẩn
Tôi muốn làm giấy chứng nhận quyền sở hữu đất lần đầu, cho đất phi nông nghiệp. Nhưng nhà tôi đã xây nhà trên đó thì có làm được không? Làm được thì cần những giấy tờ gì.
Luật sư Ngọc Blue
Vấn đề bạn hỏi còn phụ thuộc vào giấy tờ nhà đất của bạn có những gì, bạn đã sử dụng đất đúng mục đích chưa. Vì vậy, trước tiên bạn cần ra UBND cấp xã nơi có đất để hỏi thông tin về thửa đất cũng như thủ tục, giấy tờ cần có. UBND cấp xã sẽ có các thông tin về hiện trạng thửa đất của bạn, từ đó mới có thể xác định là đất của bạn có đủ điều kiện cấp sổ đỏ không.
Thị trang
Cho em hỏi em có 1 mảnh đất mà mẹ em bỏ tiền ra mua
Giờ em muốn là giấy xác nhận là mẹ em đã bỏ tiền ra mua miếng đất đó thì phải làm sao ạ
Luật sư Ngọc Blue
Bạn liên hệ với người chủ cũ đã bán đất cho mẹ bạn để làm giấy tờ và thủ tục nhé.
Ai Chan
Sổ đỏ đứng tên bố mẹ.Bố mất sau ông .Bà bị lẫn, tòa đã tuyên mất năng lực hành vi dân sự.Chú đã xin phường làm người giám hộ.Người giám hộ có cccd tuy nhiên cmnd của bà lại bị hết hạn từ năm 1995.Và không thể làm cmnd vì nằm một chỗ.Cho hỏi
1/ nếu sang tên sổ cho mẹ thì vpcc và vp đất đai với cmnd hết hạn của bà có chấp nhận không?
2/ giấy xác nhận quan hệ nhân thân thay cho giấy khai sinh của bố được phường chứng dựa trên lời chứng xác nhận của trưởng dòng họ .Phường ghi là ” chữ ký và nội dung như trên là đúng” .Giấy này có hợp lệ không ?
Xin cảm ơn
Luật sư Ngọc Blue
Chào bạn,
1. Nếu như bà bạn bị mất năng lực hành vi dân sự, đã có người giám hộ hợp pháp thì người giám hộ được đại diện trong các giao dịch dân sự đảm bảo quyền lợi của bà bạn. Khi đó giấy tờ của bà bạn sẽ có giá trị để xác minh thêm thông tin, vì vậy VPCC và VP đăng ký đất đai khả năng cao sẽ chấp nhận CMND đã hết hạn của bà bạn.
2. Giấy xác nhận như bạn nói có hợp lệ không thì cần phải xem cụ thể cả về nội dung và hình thức. Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là VPCC có chấp nhận Giấy xác nhận đó hay không. Vấn đề này sẽ tùy thuộc quan điểm của mỗi công chứng viên.
3. Trường hợp này bạn cần lưu ý thêm nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 59 Bộ luật dân sự 2015: “Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.”