Đây là nội dung nằm trong tiểu mục (b), mục 2.2 của phần (2) Án lệ trong hệ thống pháp luật Anh và Mỹ trong Chương I của đề tài SV NCKH năm 2007: Án lệ và Khả năng áp dụng Án lệ ở Việt Nam.
- Phần trước: Nguyên tắc áp dụng án lệ tại Anh
b)Nguyên tắc áp dụng án lệ tại Mỹ:
Nguyên tắc Stare decisis cũng là nguyên tắc cơ bản trong việc áp dụng án lệ ở Mỹ. Tuy nhiên có thể thấy rõ rằng việc áp dụng án lệ ở Mỹ linh hoạt và mềm dẻo hơn ở Anh, chính điều đó đã làm cho pháp luật Mỹ tuy chịu ảnh hưởng bởi pháp luật Anh nhưng luôn chứng tỏ được sự độc lập và đặc trưng của mình và các thẩm phán Mỹ cũng được đánh giá là năng động và ít bảo thủ hơn so với các thẩm phán Anh. Nguyên tắc áp dụng án lệ ở Mỹ còn được gọi là Rule of precedent, theo đó một toà án Mỹ không bị ràng buộc bởi chính các án lệ của mình.
Toà án tối cao liên bang không có nghĩa vụ phải tuân thủ một cách cứng nhắc các phán quyết trước đây của mình, bởi lẽ đó là cơ quan tối cao có trách nhiệm đối với chính sách pháp lý tổng thể của đất nước, cho nên toà án tối cao cần phải linh hoạt trong xét xử.
Toà án cấp dưới của liên bang và toà án bang có nghĩa vụ tuân thủ các bản án là án lệ của Toà án tối cao liên bang. Đối với các phán quyết của toà án cấp dưới của liên bang về những vấn đề mang tính liên bang thì toà án các bang không bắt buộc phải tuân theo, tuy nhiên chúng thường được nghiên cứu cẩn thận. Tương tự, các phán quyết của toà án bang về những vấn đề mang tính liên bang cũng không ràng buộc các toà án liên bang. Đối với các phán quyết của toà án phúc thẩm khu vực của liên bang thì các phán quyết này chỉ mang tính bắt buộc tuân theo đối với các toà án cấp dưới nằm trong lãnh thổ khu vực đó chứ không ràng buộc các toà án khu vực khác. Tương tự, các phán quyết của toà án cấp trên của bang là án lệ chỉ có giá trị ràng buộc đối với các toà án cấp dưới của bang đó. Tuy nhiên thực tế cho thấy các phán quyết của toà án cấp trên vẫn được toà án cấp dưới áp dụng.(13)
- Có thể bạn quan tâm: [Ebook] Tài liệu nghiên cứu Án lệ
Có thể thấy rằng các quốc gia cùng áp dụng án lệ tuy có áp dụng một số nguyên tắc cơ bản giống nhau nhưng mỗi quốc gia lại có những nguyên tắc riêng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của mình. Mỗi nguyên tắc lại có những ưu, nhược điểm riêng và mức độ hiệu quả cũng khác nhau. Tìm hiểu và nắm bắt được tất cả các nguyên tắc không phải là điều đơn giản.
Án lệ đã có một quá trình sử dụng lâu dài trong truyền thống Common Law nói chung và hệ thống pháp luật Anh, Mỹ nói riêng. Hiệu quả mà án lệ đem lại là không ít, chính vì thế mà án lệ mới tồn tại và phát triển như ngày nay cho dù ban đầu Anh áp dụng án lệ là bởi vì họ không có luật thành văn.
Trước hết, không thể phủ nhận rằng truyền thống Common Law là một truyền thống pháp luật lớn trên thế giới và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với nhiều quốc gia, chẳng hạn như pháp luật Anh có ảnh hưởng đến các quốc gia như Mỹ, Canada, Australia, Ấn Độ, Singapore…; người ta dự đoán khoảng 1/3 loài người sống ở các nước có hệ thống pháp luật chủ yếu dựa trên pháp luật Anh, thậm chí có những quốc gia như Singapore có hệ thống pháp luật giống tới 90% hệ thống pháp luật Anh. Đây quả là một kết quả đáng quan tâm. Còn pháp luật Mỹ mặc dù cũng chịu ảnh hưởng quan trọng của pháp luật Anh nhưng người Mỹ đã có những cải cách làm cho pháp luật phù hợp hoàn cảnh kinh tế và chính trị của Mỹ. Vì vậy hệ thống pháp luật Mỹ xứng đáng được đứng một cách độc lập chứ không đơn thuần chỉ là phần phụ bản của pháp luật Anh. Pháp luật Mỹ có ảnh hưởng lớn đến hệ thống pháp luật của các quốc gia khác như Nhật Bản, Philipine, một số nước ở châu Mỹ – Latinh… thậm chí luật của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO hiện nay cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ luật thương mại Mỹ.
Chú thích:
(13)Xem: Lưu Tiến Dũng, đd, tr. 21
- Phần tiếp theo: Ưu điểm và nhược điểm cảu việc áp dụng Án lệ
Thảo
Tại sao nguyên tắc stare decisis trong hệ thống pháp luật mỹ được áp dụng linh hoạt mềm dẻo hơn hệ thống pháp luật anh?
Huỳnh Nhi
Tại sao thẩm phán Mỹ đề cập nhiều hơn tới hệ quả thực tiễn của một phán quyết?