Trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế nhưng không đồng ý việc chia thừa kế (vì cho rằng đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế), không có yêu cầu cụ thể về việc xem xét công sức đóng góp của họ vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế; nếu Tòa án quyết định việc chia thừa kế cho các thừa kế thì phải xem xét về công sức đóng góp của họ vì yêu cầu không chia thừa kế đối với di sản thừa kế lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức.
Áp dụng từ 01/06/2016 Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Quyết định giám đốc thẩm số 39/2014/DS-GĐT ngày 09-10-2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp di sản thừa kế” tại Thành phố Hồ Chí Minh giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Thưởng, bà Nguyễn Thị Xuân với bị đơn là ông Nguyễn Chí Trải (Cesar Trai Nguyen), chị Nguyễn Thị Thúy Phượng, bà Nguyễn Thị Bích Đào; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Nguyễn Thị Xê, Nguyễn Chí Đạt (Danforth Chi Nguyen), Nguyễn Thuần Lý, Nguyễn Thị Trinh, Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Thị Thúy Loan, Phạm Thị Liên, Phạm Thị Vui, Trần Đức Thuận, Trần Thành Khang.
Trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế nhưng không đồng ý việc chia thừa kế (vì cho rằng đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế), không có yêu cầu cụ thể về việc xem xét công sức đóng góp của họ vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế; nếu Tòa án quyết định việc chia thừa kế cho các thừa kế thì phải xem xét về công sức đóng góp của họ vì yêu cầu không chia thừa kế đối với di sản thừa kế lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức.
Khoản 1 Điều 5 và Điều 218 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004;
“Yêu cầu khởi kiện”; “Yêu cầu phản tố”; “Công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế”.
(Những nội dung dưới đây khá dài, vui lòng click để xem)
“Cụ Hưng chết năm 1978, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 thì ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của cụ Hưng. Phần tài sản ông Trải được hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư. Bà Tư chết năm 1980, các thừa kế của bà Tư gồm ông Trải và 03 người con của ông Trải, bà Tư trong đó có chị Phượng.
Tuy chị Phượng không phải thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Hưng, cụ Ngự, nhưng là cháu nội của hai cụ và có nhiều công sức quản lý, đã chi tiền sửa chữa nhà nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, chị Phượng không yêu cầu xem xét công sức vì chị Phượng cho rằng vụ án đã hết thời hiệu chia thừa kế, không đồng ý trả nhà đất cho các thừa kế. Như vậy, yêu cầu của chị Phượng đề nghị xác định quyền lợi là lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm chưa xem xét công sức cho chị Phượng là giải quyết chưa triệt để yêu cầu của đương sự.”
Xem thêm:
Nếu có ý kiến hay câu hỏi liên quan, các bạn có thể gửi phản hồi ở dưới bài viết này, hoặc liên hệ riêng với Luật NBS để được tư vấn và giải đáp.
Nếu bạn yêu thích đọc sách, bạn có thể chia sẻ, bình luận những cuốn Sách Hay với chúng tôi tại ĐÂY
Bạn cũng có thể ấn nút “Theo dõi” để cập nhật các thông báo về bài viết mới nhất của chúng tôi qua email.
Trần Thùy Dương
Em thấy nếu như Tòa giải quyết ly hôn thì đồng thời giải quyết yêu cầu chia tài sản, và việc chia dù theo quy định pháp luật thì cũng phải dựa trên những lời khai của 2 vợ chồng về vấn đề này, nếu như chồng nhất quyết không chịu ý kiến gì về việc này thì cũng bị thiệt thòi hơn, mà Tòa thì phải giải quyết đồng thời tất cả các yêu cầu trên rồi. Còn nếu như chồng không đồng ý thì phải kháng cáo, tùy khi đó sẽ kháng cáo bản án về chia tài sản hay kháng cáo toàn bộ bản án bao gồm cả việc không ly hôn.
Ngoc Blue
Đồng ý với bạn, đây là tình huống khá hay mà mình cũng chưa gặp trên thực tế. Thông thường thì nếu 1 bên không muốn ly hôn thì họ sẽ kéo dài vụ án về thủ tục tố tụng, mà không phải về nội dung. Còn khi đã ra tòa thì dù không muốn ly hôn nhưng khi tòa hỏi các thông tin về tài sản chung thì bên nào cũng sẽ đưa ra các thông tin có lợi cho mình (cho dù không có luật sư), còn việc 1 bên nhất quyết không chịu ý kiến gì thì đúng là mình chưa gặp bao giờ 🙂
Trần Thùy Dương
Em đã hiểu về nội dung án lệ này. Án lệ này làm em liên tưởng tới thắc mắc trong án hôn nhân gia đình như sau: người vợ yêu cầu Tòa tuyên ly hôn và đưa ra các yêu cầu về tài sản, còn người chồng thì không muốn ly hôn nên không đưa ra yêu cầu về tài sản (Cái này chắc là chiến lược của người chồng ấy, nếu như có yêu cầu về tài sản của người chồng thì liệu có phải người chồng cũng nhượng bộ trong việc giải quyết ly hôn, ngoài ra việc nêu yêu cầu về tài sản đôi khi cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai vợ chồng) . Yêu cầu ly hôn của người chồng này lớn hơn yêu cầu về chia tài sản. Vậy nếu như tòa giải quyết ly hôn thì quyền lợi của người chồng sẽ được giải quyết như thế nào nhỉ.
Ngoc Blue
Tình huống của bạn rất hay, theo quan điểm của mình thì trường hợp này là người vợ đơn phương ly hôn nên nếu như tòa án chấp nhận yêu cầu ly hôn của người vợ thì tòa án sẽ phân chia tài sản theo quy định của pháp luật, mà không phải là theo yêu cầu của người vợ. Còn nếu tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn của người vợ thì đương nhiên vấn đề tài sản sẽ không được giải quyết trong vụ án đó. Còn nếu sau khi không được ly hôn mà người vợ vẫn yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì sẽ được xét xử trong một vụ án khác. Còn quan điểm của bạn thế nào? 🙂