Thủ tục sang tên sổ đỏ mà tôi hướng dẫn chi tiết các bước trong bài viết này được thực hiện sau khi đã công chứng xong Hợp đồng mua bán nhà đất, tặng cho nhà đất hoặc văn bản thừa kế.
Nếu bạn mới bắt đầu việc mua bán, cho tặng nhà đất, thừa kế nhà đất thì bạn nên xem các hướng dẫn sau:
- 6 bước làm thủ tục mua bán nhà đất và sang tên sổ đỏ an toàn
- Các bước làm thủ tục thừa kế nhà đất đã có sổ đỏ
Các bước làm thủ tục sang tên sổ đỏ trong bài viết này sẽ được áp dụng chính xác và hiệu quả hơn đối với nhà, đất tại HÀ NỘI
Sau khi công chứng xong hợp đồng chuyển nhượng, mua bán, cho tặng nhà đất hoặc văn bản thừa kế nhà đất thì bạn vẫn còn một bước nữa để nhà đất đó hoàn toàn thuộc về bạn một cách hợp pháp, đó là làm thủ tục sang tên sổ đỏ.
Bài viết này sẽ rất có ích với những bạn muốn tự đi làm thủ tục sang tên sổ đỏ. Việc bạn tự đi làm thủ tục sang tên sổ đỏ sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoản phí dịch vụ, tuy nhiên bạn cũng cần chuẩn bị trước 2 vấn đề sau:
- Thời gian: Bạn sẽ phải sắp xếp hồ sơ, khai các loại tờ khai, xếp hàng để đợi nộp vào bộ phận 1 cửa. Tất cả những công việc này sẽ mất khoảng nửa ngày hoặc hơn. Vì vậy, bạn hãy sắp xếp công việc và chuẩn bị thời gian phù hợp
- Tâm lý: Đôi khi việc nộp hồ sơ không thuận lợi, có thể thiếu giấy tờ hoặc thiếu tờ khai. Những điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng hoặc khó chịu vì chưa nộp được hồ sơ ngay. Bạn hãy chuẩn bị sẵn tâm lý để có thể giải quyết nhanh nếu có phát sinh những việc này.
Nếu bạn không có thời gian và thấy rằng không cần thiết phải tự đi làm thủ tục, bạn có thể tham khảo Dịch vụ sang tên sổ đỏ của Luật NBS với chi phí chỉ từ 4 triệu Hoặc liên hệ: |
Tham khảo thêm:
- Cách chọn Văn phòng Công chứng tốt?
- Lưu ý khi xin xác nhận tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn)
- Những câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục thừa kế
Phần tiếp theo ngay sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước để bạn làm thủ tục sang tên sổ đỏ. Nếu bạn muốn tự đi làm thủ tục thì hãy đọc kỹ nhé
Lưu ý trước khi bắt đầu:
Làm thủ tục sang tên sổ đỏ ở đâu?
Hiện nay ở Hà Nội việc cấp sổ đỏ đã được “quy về một mối” đó là Sở tài nguyên và môi trường thành phố Hà Nội. Sở TN&MT sẽ thành lập các chi nhánh đặt tại tất cả các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội để thực hiện việc nhận hồ sơ và trả kết quả cho người dân. Vì vậy, nếu bạn ở Hà Nội thì bạn cần đến Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai ở quận, huyện nơi có nhà, đất để làm thủ tục. Văn phòng đăng ký nhà đất thường ở ngay cạnh UBND các quận / huyện trên địa bàn Hà Nội. Riêng với 3 quận là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa bạn có thể làm thủ tục chung ở cùng 1 địa chỉ là số 10 phố Đặng Dung. Tuy nhiên, đối với quận Hoàn Kiếm và Đống Đa thì bạn có thể đến bộ phận 1 cửa của UBND quận để làm thủ tục. Đối với các tỉnh thành khác cũng như vậy, Còn nơi nào chưa có Văn phòng đăng ký đất đai thì bạn có thể đến bộ phận 1 cửa của UBND quận, huyện nơi có nhà đất để làm thủ tục. Để bạn tiện theo dõi trong bài viết này tôi dùng chung là “Bộ phận 1 cửa“ |
BƯỚC 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ làm thủ tục sang tên sổ đỏ bao gồm các giấy tờ cơ bản sau:
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)
2. Hợp đồng mua bán / chuyển nhượng nhà đất đã công chứng
3. CCCD gắn chip của bên mua và bên bán
3a. Giấy xác nhận cư trú còn thời hạn (nếu chưa có CCCD gắn chip) của bên mua và bên bán
4. Đăng ký kết hôn / Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bên mua và bên bán
5. Công văn tách thửa và Sơ đồ kỹ thuật thửa đất (nếu là trường hợp mua bán một phần nhà đất)
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)
2. Hợp đồng cho tặng nhà đất đã công chứng
3. CCCD gắn chip của bên cho và bên nhận
3a. Giấy xác nhận cư trú còn thời hạn (nếu chưa có CCCD gắn chip) của bên cho và bên nhận
4. Đăng ký kết hôn / Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bên cho
5. Giấy khai sinh (chứng minh quan hệ cho tặng)
6. Công văn tách thửa và Sơ đồ kỹ thuật thửa đất (nếu là trường hợp cho tặng một phần nhà đất)
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)
2. Văn bản khai nhận / phân chia di sản thừa kế nhà đất đã công chứng
3. CCCD gắn chip của người thừa kế
3a. Giấy xác nhận cư trú còn thời hạn (nếu chưa có CCCD gắn chip) của người thừa kế
4. Đăng ký kết hôn / Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân vợ/chồng của người để tại di sản
5. Giấy chứng tử của người để lại di sản hoặc người thừa kế đã mất
6. Giấy khai sinh (chứng minh quan hệ thừa kế)
7. Công văn tách thửa và Sơ đồ kỹ thuật thửa đất (nếu là trường hợp thừa kế một phần nhà đất)
Trong số các giấy tờ nêu trên, sổ đỏ bạn phải nộp bản chính, các giấy tờ còn lại có thể chỉ cần nộp bản sao y công chứng.
Bạn lưu ý những giấy tờ chúng tôi hướng dẫn nêu trên là những giấy tờ cơ bản. Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể, từng quận/huyện mà có thể phải thêm hoặc bớt giấy tờ trong hồ sơ làm thủ tục sang tên sổ đỏ. Khi sử dụng dịch vụ của Luật NBS, chúng tôi sẽ hướng dẫn miễn phí và chuẩn bị cho bạn bộ giấy tờ đầy đủ để bạn có thể tự đi làm thủ tục sang tên sổ đỏ. Hoặc liên hệ: |
BƯỚC 2: Chuẩn bị tờ khai
Việc chuẩn bị và khai tờ khai làm thủ tục sang tên sổ đỏ là việc cực kỳ đơn giản. Chúng tôi vẫn thường xuyên đi làm và nghĩ như vậy. Tuy nhiên thực tế khi đi làm thủ tục sang tên sổ đỏ, tôi mới thấy rằng có khá nhiều người gặp khó khăn ở bước này vì không biết cách khai tờ khai như thế nào.
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
- Tờ khai lệ phí trước bạ
- Tờ khai thuế phi nông nghiệp
- Sơ đồ vị trí nhà, đất
- Đơn đăng ký biến động
Tất cả các tờ khai ở trên đều có mẫu trên mạng, tuy nhiên, chúng tôi bạn có thể lấy mẫu tờ khai tại bộ phận 1 cửa nơi làm thủ tục.
Tại bộ phận 1 cửa cũng có hướng dẫn mẫu cách khai tờ khai cho công dân. Mẫu hướng dẫn này thường được dán / treo trên tường hoặc dán ngay ở mặt bàn chỗ viết tờ khai. Một số quận/huyện có thể có riêng 1 cán bộ hướng dẫn khai tờ khai.
Như vậy, bạn có thể xem và khai theo hướng dẫn hoặc bạn cũng có thể hỏi người hướng dẫn (nếu có). Ngoài ra, khi đi làm thủ tục cho khách hàng tại bộ phận 1 cửa, nếu có ai hỏi chúng tôi vẫn sẵn sàng hướng dẫn cho mọi người.
Có 2 hình thức cấp sổ đỏ sang tên, đó là cấp đổi sổ đỏ mới hoặc đính chính sau sổ đỏ cũ. Khi bạn khai tờ khai Đơn đăng ký biến động bạn hãy để ý đến nội dung này.
Riêng với thuế phi nông nghiệp, có nơi sẽ yêu cầu bạn phải có xác nhận của UBND phường/xã hoặc Biên lai nộp thuế thì mới được nộp hồ sơ, mà có UBND phường họ hẹn bạn 10 – 30 ngày thì bạn có nguy cơ bị cơ quan thuế phạt do nộp hồ sơ chậm. Vì vậy bên bán nên nộp thuế phi nông nghiệp trước khi ký Hợp đồng công chứng. |
Đối với bước 2 này, bạn có thể tùy tình hình thực tế lựa chọn một trong các cách làm sau:
#1: Đến lấy tờ khai mang về khai trước, hôm sau đi nộp hồ sơ làm thủ tục sang tên
Cách này thường có hiệu quả nếu như bộ phận 1 cửa không quá đông, bạn mang hồ sơ đến có thể nộp luôn.
Tuy nhiên với cách này bạn sẽ phải đi lại 2 lần và cần chụp ảnh mẫu tờ khai để biết cách khai thế nào.
#2: Khai tờ khai tại bộ phận một cửa trong lúc xếp hàng đợi nộp hồ sơ
Cách này sẽ áp dụng được nếu bộ phân 1 cửa rất đông, trong lúc xếp hàng bạn có thể khai tờ khai luôn.
Với cách này bạn có thể vừa xem mẫu vừa khai tờ khai tại bộ phận 1 cửa luôn, tuy nhiên nhiều khi sẽ rất đông đúc và không có chỗ để bạn ngồi khai.
* Hiện nay, có thể do hồ sơ quá nhiều nên một số bộ phận 1 cửa sẽ không cho bạn bấm số để nộp hồ sơ ngay mà phải xếp hàng, lấy số để hẹn ngày nộp hồ sơ. Bạn lưu ý điều này để sắp xếp thời gian phù hợp
Khi sử dụng dịch vụ của Luật NBS, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn cách ghi trong Hợp đồng như thế nào để chỉ cần 1 người đi làm thủ tục, tránh trường hợp các bên phải kéo nhau đi rất phiền phức và mất thời gian
Ngoài ra, nếu bạn muốn tự đi làm thủ tục sang tên sổ đỏ, Luật NBS sẽ hỗ trợ bạn kê khai bộ tờ khai làm thủ tục sang tên sổ đỏ.
BƯỚC 3: Nộp hồ sơ
Thông thường các bộ phận 1 cửa đều nhận và trả hồ sơ cả ngày, trong giờ hành chính. Cũng có một số nơi quy định hoặc ưu tiên nhận hồ sơ buổi sáng, trả hồ sơ buổi chiều.
Bạn sắp xếp hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ như ở Bước 1 và Tờ khai như ở Bước 2 trên đây là có thể nộp hồ sơ được
Phần lớn các Bộ phận 1 cửa đều có quy trình như sau:
(Vui lòng click vào từng bước để xem chi tiết)
Quy trình nộp hồ sơ rất đơn giản như vậy thôi.
Tuy nhiên, trong quá trình tư vấn cho khách hàng, chuẩn bị hồ sơ và đi làm các thủ tục sang tên sổ đỏ, tôi thấy rằng có rất nhiều khách hàng có tâm lý e ngại (thậm chí là khó chịu, bức xúc) khi tự đi làm thủ tục sang tên sổ đỏ và phải đến trực tiếp các cơ quan hành chính nhà nước, tiếp xúc với các cán bộ, công chức của bộ phận 1 cửa.
Đó là khi hồ sơ sang tên sổ đỏ của bạn bị bộ phận 1 cửa yêu cầu bổ sung hoặc trả lại. Việc “khó chịu” này có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau (click để xem chi tiết):
- Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra hồ sơ giấy tờ trong nhà bạn
Bộ phận 1 cửa chỉ là bộ phận nhận hồ sơ và trả kết quả, còn việc quyết định có cấp sổ đỏ cho bạn hay không thì không thuộc thẩm quyền của họ.
Thực tế có nhiều hồ sơ nộp được ở 1 cửa, sau đó lại bị trả về để sửa hoặc bổ sung giấy tờ.
Bạn cũng không có gì phải e ngại hay khó chịu khi đến bộ phận 1 cửa làm thủ tục. Tâm lý đó sẽ góp phần gây khó khăn hơn cho việc đi làm thủ tục của bạn. Bạn cứ đến làm bình thường giống như bạn đi làm công việc của bạn mỗi ngày vậy.
Tất cả những “phức tạp” hay “rắc rối” trên sẽ được khắc phục và hạn chế tối đa khi bạn sử dụng dịch vụ sang tên sổ đỏ của Luật NBS
Chúng tôi luôn mong bạn có thể nộp hồ sơ một cách nhanh chóng, thuận lợi và “nhàn” nhất với chi phí hợp lý nhất Hoặc liên hệ: |
BƯỚC 4: Lấy thông báo và nộp thuế nhà đất
Quy trình lấy thông báo thuế và nộp thuế nhà đất phổ biến như sau:
(Vui lòng click vào từng bước để xem chi tiết)
Lời khuyên của chúng tôi: Trước khi đến lấy thông báo thuế ở Bước 3, bạn nên gọi điện thoại hỏi xem đã có kết quả chưa Số điện thoại để hỏi kết quả thường được ghi trên phiếu hẹn. Mục đích: Không mất thời gian đi lại trong trường hợp chưa có kết quả đúng hẹn. |
Bạn hãy xem mẫu Phiếu hẹn dưới đây và lưu ý những chỗ chúng tôi đánh dấu
(Vui lòng vuốt sang 2 bên để xem trên điện thoại)
Xem thêm:
- Cách tính giá nhà và đất để thực hiện nghĩa vụ tài chính
- Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ ghi nợ nghĩa vụ tài chính
- Chi phí sang tên sổ đỏ, sổ hồng mới nhất
BƯỚC 5: Lấy sổ đỏ
Đối với thủ tục sang tên nhà đất tại Hà Nội: Khi bạn nộp thuế xong là có thể lấy được sổ đỏ ngay mà không phải chờ đợi thêm mấy ngày hẹn
Quy trình lấy sổ đỏ cơ bản tại Bộ phận 1 cửa:
(Vui lòng click vào từng bước để xem chi tiết)
Đó là toàn bộ quy trình và các bước cơ bản để bạn có thể tự đi làm thủ tục sang tên sổ đỏ.
Tất nhiên là quá trình làm thủ tục sang tên sổ đỏ sẽ không thể tránh khỏi một số tình huống phát sinh. Tuy vậy thì không có tình huống nào là không thể giải quyết theo quy định.
Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn làm thủ tục sang tên sổ đỏ một cách suôn sẻ và thuận lợi.
Nếu như bạn không muốn mất thời gian đi lại, không phải xếp hàng mệt mỏi chờ đợi, không cần quan tâm hay giải quyết các tình huống phát sinh, không gặp những khó chịu, phiền phức. Bạn hãy sử dụng dịch vụ sang tên sổ đỏ của Luật NBS Chỉ với chi phí từ 4.000.000 đ và Bạn hãy ở nhà, đi chơi hay làm công việc của bạn như hàng ngày và đợi chúng tôi sang tên sổ đỏ cho bạn. Hoặc liên hệ: |
Nếu có ý kiến hay câu hỏi liên quan, các bạn có thể gửi phản hồi ở dưới bài viết này, hoặc liên hệ riêng với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.
Bạn cũng có thể ấn nút “Theo dõi” để cập nhật các thông báo về bài viết mới nhất của chúng tôi qua email.
Vũ Tiến Dũng
Cảm ơn Luật sư, các thông tin rất chi tiết và cập nhật
Nếu có dịp, tôi sẽ sử dụng dịch vụ của luật sư
Mr.Tuân
Chào Luật NB,
Tôi đang có nhu cầu sang tên sổ hồng chung cư Thanh xuân Hà nội. Hiện tại sổ hồng đứng tên 2 vợ chồng tôi, tuy nhiên thông tin thường trú trên sổ hồng cũ ở quê. Hiện chúng tôi đã nhập hộ khẩu HN rồi. Vậy kính mong cty Luật NB tư vấn các thủ tục nhanh gọn ạ.
Chân thành cảm ơn,
Ngoc Blue
Bạn liên hệ số hotline: 0862.819.799 để chúng tôi tư vấn nhé.
Hoan
Có 1 miếng đất là dạng đất nông nghiệp, không có sổ đỏ, người ta đã xây nhà lên để ở được khoảng 10 năm. Nếu mình mua miếng đất này (viết giấy tay và có xã xác nhận) & xây nhà rộng thêm ra thì có bị cấm không ạ. Mình có nghe nói là lúc trước kia xây không cấm,nếu bây giờ xây tiếp cũng không sao. Mong luật sư giải đáp, cảm ơn ạ.
Ngoc Blue
Tùy vào việc trước đây người ra xây nhà có giấy phép không, bạn định xây như thế nào và có phù hợp quy hoạch tại vị trí đất đó hay không. Không phải đã xây rồi mà cứ xây tiếp là không sao bạn nhé.
Vấn đề này bạn nên hỏi phía UBND xã thì sẽ biết rõ nhất nhé.