Sa thải là một trong những hình thức xử lý kỷ luật lao động được coi là nặng nhất đối với người lao động. Khác với các hình thức kỷ luật lao động khác khi mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc tại công ty, doanh nghiệp, thì sa thải cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt hợp đồng lao động.
Chính vì tính chất đặc biệt như vậy nên pháp luật cũng có những quy định riêng, nhắm đảm bảo được quyền lợi của người lao động, đồng thời cũng giúp cho các công ty, doanh nghiệp cẩn trọng hơn khi quyết định sa thải.
Trong bài viết này Luật NBS sẽ cung cấp cho bạn các quy định liên quan đến việc sa thải người lao động.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
#1. Người lao động sẽ bị sa thải khi nào?
Không phải cứ mắc bất cứ lỗi nào trong quá trình làm việc là người lao động sẽ bị sa thải. Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng chỉ trong những trường hợp sau đây:
- Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
- Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định;
- Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động. |
Nếu người lao động bị sa thải không bởi những lý do, căn cứ trên thì đó là sa thải trái quy định của pháp luật.
![]() |
#2. Nguyên tắc, trình tự thủ tục
Các nguyên tắc, trình tự thủ tục, thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải được áp dụng tương tự như việc xử lý kỷ luật lao động, Luật NBS đã hướng dẫn chi tiết trong bài viết sau:
#3. Doanh nghiệp nên làm gì trước khi sa thải nhân viên?
Chúng tôi cho rằng không có doanh nghiệp nào thích sa thải nhân viên của mình, đó một việc bất đắc dĩ mà họ phải làm. Tuy nhiên, mỗi công ty, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau đây trước khi quyết định sa thải nhân viên:
- Xem kỹ hành vi của người lao động có đủ điều kiện để sa thải theo quy định của pháp luật, nội quy lao động và hợp đồng lao động không?
- Tập hợp và kiểm tra các chứng cứ liên quan đến lỗi của người lao động, các chứng cứ cần xác thực và rõ ràng.
- Kiểm tra các trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động theo quy định.
- Xem kỹ các nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động theo quy định.
- Tiến hành thủ tục sa thải một cách cẩn trọng theo từng bước xử lý kỷ luật lao động, đảm bảo đủ thành phần và thủ tục theo quy định.
- Đảm bảo về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.
- Ban hành các văn bản hợp pháp về nội dung và hình thức.
Đó là một số việc mà doanh nghiệp cần lưu ý nếu muốn sa thải nhân viên. Nếu bạn đang là chủ doanh nghiệp, bạn không nên nghĩ đơn giản rằng: tôi là chủ thì tôi thích sa thải nhân viên của tôi lúc nào cũng được. Việc sa thải người lao động trái pháp luật có thể sẽ đem đến cho doanh nghiệp những hậu quả pháp lý nghiêm trọng hơn bạn nghĩ.
Ngoài ra, việc doanh nghiệp sa thải nhân viên có lẽ cũng muốn các nhân viên khác của công ty lấy đó làm tấm gương để không mắc phải lỗi vi phạm nữa. Vì vậy, các doanh nghiệp càng cần lưu ý làm đúng quy định để việc sa thải mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.
#4. Người lao động nên làm gì ?
Đối với người lao động, để biết được mình bị sa thải có đúng quy định không thì bạn cần làm những việc sau:
- Đọc kỹ lại Hợp đồng lao động và nội quy lao động, đặc biệt là các quy định liên quan đến kỷ luật lao động và sa thải.
- Xem kỹ các chứng cứ mà công ty đưa ra, đồng thời tìm những chứng cứ, luận điểm có thể giúp bảo vệ bản thân.
- Liên hệ sự trợ giúp của tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp.
- Có thể yêu cầu sự trợ giúp và tham gia của luật sư, người đại diện nếu thấy cần thiết.
- Đọc và nắm bắt được các quy định về nguyên tắc, trình tự thủ tục liên quan đến sa thải và đối chiều với việc thực hiện của công ty.
- Kiểm tra thời hạn, thời hiệu của thủ tục và văn bản ban hành
- Đọc kỹ tất cả các văn bản trước khi đặt bút ký.
Trường hợp người lao động có lỗi và thấy rằng việc công ty sa thải mình là đúng quy định, thì để hạn chế hậu quả của việc sa thải này, người lao động nên thành thật nhận lỗi và cố gắng thương lượng, thỏa thuận với công ty để họ tạo điều kiện xử lý một cách nhẹ nhàng nhất, đồng thời cần cố gắng khắc phục tối đa hậu quả (nếu có) do hành vi và lỗi của mình gây ra.
Dù người lao động bị sa thải là đúng hay sai thì người lao động vẫn luôn được hưởng đầy đủ các quyền lợi về bảo hiểm (BH xã hội, BH y tế, BH thất nghiệp…) theo quy định, được hoàn thành các thủ tục liên quan và được hoàn trả các giấy tờ, bằng cấp (nếu có) theo quy định |
#5. Hậu quả pháp lý của việc sa thải trái pháp luật
Cho dù không cố ý nhưng có thể chỉ cần một bước bất cẩn trong trình tự thủ tục thực hiện không đúng, thì việc sa thải sẽ trở thành trái quy định của pháp luật. Người lao động chắc chắn là người chịu thiệt thòi trước tiên, nhưng để nói về hậu quả pháp lý thì sẽ tác động chủ yếu đến người sử dụng lao động.
Đó có thể là những hậu quả pháp lý sau:
Pháp luật cho phép người lao động bị sa thải nếu thấy không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại với các chủ thể sau:
- Người sử dụng lao động giải quyết khiếu nại lần đầu
- Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc đã hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết.
Người lao động bị sa thải có thể khởi kiện mà không cần qua thủ tục hòa giải, yêu cầu được gửi đến một trong các cơ quan sau:
- Hội đồng trọng tài lao động
- Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Trường hợp doanh nghiệp, công ty quyết định xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải trái quy định thì doanh nghiệp còn phải có các nghĩa vụ và trách nhiệm tương tự như trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
Từ ngày 01/01/2018, khi Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực thi hành, người lao động có thể tố cáo việc sa thải trái pháp luật. Điều này có nghĩa là trong một số trường hợp thì việc sa thải trái pháp luật có thể bị xử lý hình sự, quy định đó như sau:
“Điều 162. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây làm cho người bị thôi việc, người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc dẫn đến đình công, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;
b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;
c) Cưỡng ép, đe doạ buộc người lao động, công chức, viên chức phải thôi việc.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
c) Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
d) Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Điều 162 nêu trên quy định khá rõ ràng, việc sa thải trái pháp luật có thể là hành vi phạm tôi nếu có các điều kiện sau:
- Sa thải vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác
- Làm cho người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc dẫn đến đình công.
Mức hình phạt cụ thể sẽ tùy thuộc vào tính chất và mức độ cụ thể của hành vi.
Đó là những hậu quả pháp lý của việc sa thải trái pháp luật. Vì vậy mà các doanh nghiệp cần lưu ý và nghiên cứu kỹ quy định khi làm thủ tục sa thải.
Quy định pháp luật áp dụng:
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho những ai quan tâm. Nếu có ý kiến hay câu hỏi liên quan, các bạn có thể gửi phản hồi ở dưới bài viết này, hoặc liên hệ riêng với Luật NBS để được tư vấn và giải đáp.
Nếu bạn yêu thích đọc sách, bạn có thể chia sẻ, bình luận những cuốn Sách Hay với chúng tôi tại ĐÂY
Bạn cũng có thể ấn nút “Theo dõi” để cập nhật các thông báo về bài viết mới nhất của chúng tôi qua email.
Tôi đang lam việc tại nơi tổ làm của tôi . Một nhân viên khác từ tổ làm khác vào nơi tôi làm . Cầm hung khi đâm tôi thủng ruột già phải nằm viện , và tôi có tự vệ cầm dụng cụ lon đựng màu bằng inox tự vệ . Do phản xa quơ đại làm nv đó cũng trày xước nơi vùng đầu . Công ty quyết định xa thải tôi , quy tôi vào tội tham gia đánh nhau . Và tôi yêu cầu Bảo hiểm mà Cty đã mua cho nhân viên bồi thường cho tôi tiền nằm viện vì khi đó không tiền gđ tôi đã vay mượn hàng xóm . Nhưng bị từ chối vì lý do Bảo hiểm kí hợp đồng với cty , ko phải với tôi . Và nói Cty kí hợp đồng với bảo hiểm , nhân viên vi phạm nội quy Cty sẽ ko đc bồi thường . Trong khi tôi hoàn cảnh khó khăn một bà , một cháu . Khi tôi bị nằm viện Cty chỉ có gọi hỏi thăm , cũng ko phụ cấp gì thêm khi tôi nằm viện . Gân một tuần sau tôi đã xuất viện về nhà . Do khi đó là dịch nên chỉ họp livesstrom để xử phạt tôi , hình thức xa thải . Vụ việc này tôi đang làm và đang trong giờ làm do đã mau thuẫn cá nhân về mua bán phụ tùng xe mô tô trước đó một ngày , nên một đồng nghiệp đã cầm dao bấm vào phòng nơi tôi làm , trong giờ làm . Tôi có yêu cầu giờ giải lao nói chuyện sau , rồi chăm chú vào công việc đang làm . Nhưng do đồng nghiệp đã chửi bới , rồi nhào lại tôi mới dùng tay đẩy ra , bản thân ko biết nhân viên đó cầm hung khí là dao bấm . Thế là chuyện tôi ko mong muốn cũng đã xảy ra . Cty họp livesstrom đã kỷ luật cả hai bằng hình thức xa thải . Tôi thấy rất uất ức về hình thức kỹ luật tôi quá nặng . Ép tôi , vì tôi là người bị hại , nhưng Cty đã quy tôi vào tham gia đánh nhau . Để tôi ko đc bảo hiểm mà Cty mua cho nhân viên đóng tiền hàng tháng bồi thường tiền viện phí cho tôi , Lý do bảo hiểm họp đồng với Cty ko bồi thường cho nhân viên vi phạm nội quy của Cty . Xin cho tôi hỏi Cty ra hình thức xử lý xa thải tôi như vậy là đúng luật lao động chưa , hay là ép nhân viên như tôi vào cảnh khó khăn trong mùa dịch này . Bị xa thải đã đành , tiền bảo hiểm bồi thường viện phí cũng ko đc lãnh để tôi có thể trả tiền vay khi tôi nằm viện . Chỉ có BHYT , BHTN tôi đc lãnh để trang trải trong mùa dịch thôi . Cho tôi xin hỏi . Trong trường họp của tui như vậy là tôi là người bị hại , mà Cty quy tôi vào tội tham gia đánh nhau , và xa thải là có xử ép và quá nặng đối với nv như tôi ko . Cho tôi xin lời đáp để có hướng giải quyết , vì quá uất ức trong lòng . Tôi chân thành cảm ơn !
Về thủ tục sa thải để biết công ty bạn làm đúng chưa thì cần xem quá trình và các văn bản mà công ty đã gửi cho bạn mới xác định được.
Về nội dung sa thải (tức là lý do, căn cứ sa thải) thì trường hợp này đáng ra khi xảy ra đánh nhau có thương tích thì cần phải báo với cơ quan công an để giám định và xác minh nguyên nhân, khi có kết luận thì mới biết được ai vi phạm và mức độ như thế nào.
Ngoài ra nếu nơi xảy ra vụ việc có camera thì có thể trích xuất để làm căn cứ.
Về bảo hiểm thì cần xem các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm đã ký kết mới xác định được vấn đề bồi thường.
Tóm lại, trường hợp này bạn muốn bảo vệ được quyền lợi thì không thể chỉ căn cứ vào lời nói hoặc trao đổi với đại diện của công ty. Khi công ty sa thải bạn cũng cần có căn cứ và làm đúng thủ tục. Tất cả đều cần có chứng cứ, ít nhất là bằng văn bản.
Vì vậy bạn nên yêu cầu công ty cung cấp căn cứ xác định bạn vi phạm kỷ luật lao động, thu thập các văn bản giữa các bên từ khi sự việc xảy ra đến nay. Như vậy mới có thể có căn cứ xác định được hướng giải quyết.
Tôi vào làm ngay 21/5/2019.den 21/6/2019.toi kí hợp đồng có thời hạn 1nam.đến tháng 21/6/2020.toi làm đủ 1nam nhưng không thấy CTY đưa hợp đồng xuống cho tôi kí . đến ngày 30/6toi muốn hủy hợp đồng nên bao cho CTY . CTY trả lời hợp đồng của tôi đã đc công ty gia hạn . toi muon hỏi người sử dungy lao động tự ý gia hạn hợp đồng khi chưa có chữ kí cứ người lao động đúng hay sai . và tôi nghỉ việc quả 5ngay theo quy định . bị CTY sa thai có đc trả đầy đủ số tiền lương của tôi đả làm hay không . tôi xin chân thành cảm ơn
Trường hợp của bạn có thể áp dụng quy định tại Khoản 2 Điều 22 Bộ luật lao động 2012:
“Khi hợp đồng lao động hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết có xác định thời hạn trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.”
Như vậy việc giao kết HĐ mới sẽ phải có sự đồng ý của cả 2 bên và trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐ lao động cũ hết hạn.
Nếu bạn muốn nghỉ việc tại công ty, bạn có thể làm thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt HĐLĐ.
Dù bạn có bị sa thải thì vẫn được nhận đầy đủ số tiền lương đã làm nhé
Cho mình hỏi kinh đang nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi . Sau khi nghỉ khai sản mình có tới CTY làm việc và được CTY cho nghỉ 70% đến khi có cc nhiều lại gọi đi lm trong quá trình nghỉ hưởng lương CTY lại đt yêu cầu đi làm Theo ca 2 tuần ngày 2 tuần đêm k có chế độ cồn nhỏ . Và e đã xin với CTY CTY thỏa thuận cho nghỉ 0 lương cho con 1 tuổi để đi lm theo cả luôn e có động y . nhưng do khoảng 1 tháng tư lúc thoả thuận CTY lại bao cho e nghỉ hẳn với lý do hết hợp đồng lao động . vậy cho e hỏi CTY làm vậy có đúng k và e có quyền đòi công bằng k ak
Nếu hết hạn Hợp đồng lao động thì công ty được quyền chấm dứt và không ký tiếp Hợp đồng lao động bạn nhé. Pháp luật không bắt buộc người sử dụng lao động phải ký tiếp HĐLĐ sau khi hết hạn, cho dù người lao động đó đang mang thai hay nuôi con nhỏ.
Mình nghỉ ngang nên bị sa thải, bây giờ mình muốn xin vào làm thì có được hay không?
Vấn đề này được hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào công ty bạn nhé
Cho e hỏi. E bi cty sa thải. Bây giờ e muốn xin lại cty mà e đã từng bị sa thải làm lại có được kg ak.có lưu hồ sơ của e lại ko ak nếu e muốn xin lại cty thì bằng cách nào ak. Bao lâu e mới xin lại cty cũ cua e được ak
Không có quy định nào cấm bạn không được xin việc lại ở công ty cũ, mặc dù đã bị sa thải nhé. Quan hệ lao động việc làm do 2 bên thỏa thuận, nếu công ty cũ đồng ý thì bạn vẫn sẽ làm việc và hưởng các chế độ như người lao động bình thường.
Việc công ty cũ có lưu hồ sơ hay không tùy thuộc vào cách quản lý và lưu trữ của công ty đó, theo cách quản lý thông thường thì sẽ có lưu hồ sơ.
Bạn nộp đơn xin việc như bình thường nhé, việc bao lâu được thì do công ty bạn thôi.